Định hướng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm

1.3.1. Định hướng hoạt động

Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhằm định hƣớng và vạch ra đƣờng đi cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong quá trình bảo tồn và phát triển. Trong bối cảnh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đứng trƣớc nguy cơ dần mai một, việc định hƣớng hoạt động là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trên cơ sở đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng

trong chính sách xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hoạt động quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cần hoạt động theo các định hƣớng cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, bảo tồn và phát huy toàn diện, tổng thể Dân ca Ví, Giặm

Nghệ Tĩnh. Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cần đƣợc thực hiện toàn diện và tổng thể trên các mặt:

- Nội dung văn học của di sản Ví – Giặm: kho tàng về ngôn ngữ, thể loại

- Âm nhạc: cả làn điệu nguyên gốc và làn điệu cải biên

- Bảo tồn và phát triển không gian diễn xƣớng

- Nguồn nhân lực: các nghệ nhân, diễn viên

- Tập quán xã hội: lề lối sinh hoạt, phong cách sinh hoạt…

Thứ hai, vừa thực hiện bảo tồn “tĩnh” vừa thực hiện bảo tồn “động”

Có thời kỳ, khi môi trƣờng diễn xƣớng dân ca đã không còn phù hợp với nhịp sống mới, chúng ta đã có những nhìn nhận khác nhau về phƣơng pháp bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Có lúc, chúng ta chỉ muốn đƣợc bảo tồn “tĩnh” di sản. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu đƣợc lƣu vào tƣ liệu thành văn (lƣu giữ trong các công trình nghiên cứu, sƣu tầm của các nhạc sĩ, nhà khoa học) mà ít hoặc hầu nhƣ bị lãng quên trong đời sống nhân dân. Chính điều này mà trong một thời gian dài, các làn điệu gốc đã bị mai một, các nghệ nhân dân gian ra đi theo thời gian.

Vì vậy, trong công tác bảo tồn di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cần tránh quan điểm định hƣớng bảo tồn cực đoan của các nhà bảo tàng học: phải giữ nguyên nhƣ cổ truyền, đó là quan điểm có tính bảo thủ. Dân ca dù không còn thích hợp với môi trƣờng đồng ruộng, quay tơ, dệt vải thì cũng cần đƣợc bảo tồn trong nhân dân bằng cách phục dựng, thay thế bằng môi trƣờng diễn xƣớng mới. Có nhƣ vậy, di sản mới có thể tồn tại.

Thứ ba, vừa giữ gìn giá trị gốc vừa khuyến khích sáng tạo cách tân, cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)