2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa phi vật thể
2.2.3. Thực trạng xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang triển khai thực hiện Luật Di sản văn hóa và các quy định khác của nhà nƣớc về quản lý di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Trong đó, tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:
Cấp Tỉnh: Sở VH&TT tỉnh là đầu mối quản lý chung.
Cấp Huyện: Phòng văn hóa các huyện thực hiện quản lý về văn hóa trên địa bàn huyện.
Cấp xã: Các cá nhân chuyên môn làm công tác quản lý văn hóa.
Ngoải các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp quản lý về văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An có: TTBT&PHDS Dân ca xứ Nghệ, Trung tâm văn hóa cấp tỉnh, Trung tâm văn hóa cấp huyện. Năm 2009, đƣợc sự phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ đƣợc thành lập dự trên cơ sở nâng cấp từ Nhà hát dân ca Nghệ An. Trung tâm là đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học và lƣu trữ tƣ liệu về
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, biểu diễn các chƣơng trình nghệ thuật dân ca, tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Ngoài ra, trong các hoạt động về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An còn điều động các trƣờng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, các câu lạc bộ Ví, Giặm, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện các hoạt động.
Thực tế, tổ chức bộ máy quản lý về mảng văn hóa nhƣ hiện nay hoạt động chƣa hiệu quả, thiếu về số lƣợng lẫn trình độ chuyên môn. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nói riêng.