Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

* Khái niệm quản lý nhà nước

Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ

Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn ra quyết định

thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ ...Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.

* Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

QLNN về giảm nghèo bền vững là sự tác động có mục đích của nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo nhằm từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. Chính sách giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo.

Nói cách khác, QLNN về giảm nghèo bền vững là hoạt động hoạch định và thực thi các chính sách về giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu QLNN là cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có đặc điểm:

Một là, QLNN về giảm nghèo bền vững vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. Tính chấp hành thể hiện sự thực hiện trên thực tế các văn bản luật, pháp lệnh, chính sách, nghị quyết do các cơ quan thẩm quyền ban hành. Tính điều hành thể hiện ở chỗ để dảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.

Hai là, hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững có tính chủ động và sáng tạo, được thể hiện ở ciệc các chủ thể quản lý căn cứ vào tình hình, đặc

điểm của từng đôia tượng nghèo, từng địa phương để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo được nội hàm bởi chính bản thân sự phức tạp đa dạng, phong phú của đối tượng nghèo và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách hiệu quả.

Ba là, hoạt động không có tính vụ lợi: QLNN về giảm nghèo bền vững cần phải coi việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. QLNN không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận.

Cuối cùng QLNN về giảm nghèo bền vững thể hiện ở việc hoạch định và thực thi các chính sách, pháp luật về giảm nghèo nhằm mục tiêu phục vụ ASXH, đảm bảo công bằng và hỗ trợ giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)