Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

vững cho huyện Lệ Thủy

Từ những kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững được đúc rút từ thực tiễn của huyện Bố Trạch, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững cho huyện Lệ Thủy:

Thứ nhất, coi công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, chính quyền, toàn dân, của tổ chức, đơn vị và từng xã nghèo, hộ nghèo. Có sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, Mặt trận, đoàn thể và sự nỗ lực lớn của chính người nghèo. Phân công các phòng, ban, hội đoàn thể chỉ đạo, giúp đỡ từng xã; theo dõi, hướng dẫn, phân loại hộ nghèo để có hướng hỗ trợ trong quá trình thực hiện giảm nghèo tại từng xã, thị trấn, thôn, bản.

Thứ hai, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm phải chính xác, xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, kịp thời, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn các vùng nghèo đói khác nhau. Từ đó xác định được quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau. Để có các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của tình địa phương trên địa bàn huyện.

Thứ ba, nâng cao hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người nghèo về sự cần thiết về giảm nghèo. Tất cả mọi người đều có vai trò quan trọng trong góp phần giảm nghèo bền vững trong đó ý chí tự vươn lên của người nghèo là điều kiện cơ bản quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Thứ tư, phát huy hết nội lực của huyện trong công tác xóa đói giảm nghèo, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút đầu tư phát triển. Tổ chức lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập ổn định với chương trình giảm nghèo; đồng thời lồng ghép các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, như: điện, đường, trường, trạm để thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ xuất khẩu và đời sống.

Thứ năm làm tốt công tác tổ chức cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng cố kiện toàn, phân công cụ thể các thành viên Ban chỉ đạo các cấp nhất là cấp xã, đó cũng là một trong nhữ ng yếu tố thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thứ sáu, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – kinh doanh trên địa bàn nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tay nghề; tổ chức các cuộc vận động, tăng cường các mối quan hệ kêu gọi sự giúp đỡ, từ các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và người dân thông qua phong trào “ Quỹ vì người nghèo” để thực hiện chương trình giúp đỡ người nghèo, nhân rộng mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn.

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về giảm nghèo, khái niệm về giảm nghèo bền vững, tiêu chí về giảm nghèo, cách xác định tiêu chí giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, vai trò của quản lý nhà nước. Kinh nghiệm quản lý nhà về giảm nghèo củacác huyện: huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch - Quảng Bình; huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị; huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy

Những vấn đề lý luận chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lệ Thủy ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)