Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 42)

vững ở một số huyện

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Bố Trạch

Huyện Bố Trạch là một trong những huyện của tỉnh Quảng Bình có địa hình tương tự huyện Lệ Thủy gồm có 3 vùng rõ rệt đó là biển, đồng bằng và đồi núi, có đường quốc lộ 1A đi qua.

Trong giai đoạn 2016-2018 huyện Bố Trạch đã rút ra được kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững như sau:

tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, phản ánh tính ưu việt của chế độ, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhất là của các đoàn thể và của cả xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

- Phân công đảng viên, cán bộ xã, thôn chỉ đạo từng nhóm hộ gia đình nghèo, gắn kết quả giảm nghèo hàng năm với kết quả phân loại đảng viên, chi bộ, đảng bộ. Đưa tỷ lệ hộ nghèo của địa phương gắn với xây dựng chính quyền vững mạnh.

- Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí hỗ trợ: tổ chức công tác kiểm tra rà soát; thực hiện kiểm tra chéo giữa các địa phương, đơn vị; tổng hợp, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo. Hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách.

- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, con em địa phương đang làm ăn xa quê có vốn, có kinh nghiệm về quê thuê đất chăn nuôi, mở dịch vụ, thuê lao động.

- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển, điều động cán bộ cấp huyện về làm việc tại các xã nghèo, trong đó ưu tiên cán bộ nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích tri thức trẻ có năng lực, nhiệt huyết tình nguyện về công tác ở các xã ĐBKK.

- Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm thường trực chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm ở cấp xã. Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, giải quyết việc làm.

- Ưu tiên bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, doanh nghiệp, vốn tín dụng chính sách, nguồn vốn tín dụng thương mại…, kết hợp với việc tập trung huy động nguồn

lực xã hội hóa ở từng địa phương, cơ sở; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm với các chương trình, dự án khác trên địa bàn như các nguồn vốn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo, nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, nhà tránh lũ, nhà ở cho người có công, các nguốn vốn cho vay ODA, các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ… để tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người nghèo.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Quảng Trạch

Thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững. Xem việc thực hiện kế hoạch giảm nghèo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nhân dân. Từ đó xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; nhiệm vụ của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể; đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng. Việc gì hộ nghèo làm được thì tạo điều kiện cho họ tự làm, việc gì không làm được thì hỗ trợ, hướng dẫn đảm bảo tính bền vững lâu dài.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được vay vốn ưu đãi, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo, tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với người nghèo.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người nghèo và đối tượng yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời huy động các nguồn lực để góp phần an sinh xã hội. Chủ động các nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ cho người

dân bị thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ cho trẻ em được đến trường, tạo mọi điều kiện để ổn định cuộc sống và sản xuất, sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn như: Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo, nâng cao ý thức và trách nhiệm sử dụng vốn vay của đối tượng để phục vụ công tác giảm nghèo bền vững.

Đối với hộ nghèo thiếu vốn sản xuất và thiếu phương tiện sản xuất, Ngân hàng chính sách huyện rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã vay vốn và có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh để tiếp tục cho vay đảm bảo không có hộ nghèo không có vốn sản xuất, đảm bảo quay vòng vốn vay đạt hiệu quả trong quá trình cho vay.

Đối với hộ nghèo thiếu đất canh tác, UBND các xã chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nghèo chuyển sang các nghề phi nông nghiệp, chuyển qua chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô nhỏ, mở các dịch vụ bán hàng đối với các xã có lợi thế.

Đối với các hộ nghèo thiếu lao động, đơn thân hoặc người già không còn sức lao động đề nghị UBMT tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các hội xã hội, nghề nghiệp vận động đoàn viên, hội viên giúp đỡ ngày công, vật chất để giúp các hộ vươn lên thoát nghèo và hòa nhập công đồng.

Đối với hộ nghèo có lao động nhưng không có việc làm và không biết cách làm ăn, UBND các xã tập hợp và chỉ đạo các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân… hướng dẫn cách làm ăn và học tập những mô hình kinh tế đạt hiệu quả có trên địa bàn các xã và các vùng lân cận. Tham gia học nghề và phát triển ngành nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương.

Đối với các hộ nghèo có đông người ăn theo và có ốm đau nặng, tổ chức vận động các nhà hảo tâm, chính quyền quan tâm hỗ trợ vào các dịp lễ tết,

cứu đói thời kỳ giáp hạt và chính sách bảo trợ xã hội, vận động thực hiện tốt chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình và tăng cường thăm hỏi động viên các hộ gia đình có người đau ốm, cấp thẻ Bảo hiểm y tế kịp thời.

Đối với các hộ nghèo mắc tệ nạn xã hội và chây lười lao động, xây dựng các biện pháp cứng rắn để giáo dục, răn đe, động viên làm ăn chính đáng để vươn lên thoát nghèo và không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị

- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo qua các giai đoạn. và Kế hoạch cụ thể hàng năm; đề ra mục tiêu, nhóm giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng địa bàn, từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo. Tổ chức điều tra, rà soát đánh giá thực trạng nghèo, phân loại đối tượng, nguyên nhân nghèo trên địa bàn các xã, thôn; quản lý theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hộ thoát nghèo cụ thể cho cả giai đoạn và từng năm, đề ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Phát động phong trào cộng đồng dân cư “ Xóm/tổ/khu dân cư không có hộ nghèo”. Vận động công đồng dân cư tích cực tham gia mô hình “ hộ giúp hộ”, “ nhóm hộ giúp hộ nghèo” và các phong trào giảm nghèo ở địa phương. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ nghèo để khảo sát, tìm hiểu về gia cảnh, động viên, thuyết phục để họ nỗ lực phấn đấu vượt khó vươn lên thoát nghèo.

- Hàng năm, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương; tổ chức xét duyệt để biểu dương và khen thưởng đối với hộ thoát nghèo hàng năm theo quy định hiện hành.

1.3.1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện Phong Điền giáp huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà ở phía đông nam, giáp huyện A Lưới ở phía nam, giáp huyện Đa rông (Quảng Trị) ở phía tây, giáp huyện Hải Lăng (Quảng Trị) ở phía tây bắc và giáp Biển Đông ở phía bắc. Huyện có địa hình đa dạng, có cả núi đồi, đồng bằng, ven biển và đầm phá.

Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của huyện là: Thứ nhất, các cơ quan liên quan ở huyện phối hợp với Mặt trận và đoàn thể quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính ưu việt của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã còn khó khăn góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hôi; tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến mông khuyến ngư về cơ sở để tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỷ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc làm phù hợp, hoặc tự tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Gắn kết đào tạo nghề với giải quyết việc làm ở khu công nghiệp góp phần giảm nghèo bền vững.

Thứ ba, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – kinh doanh trên địa bàn nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tay nghề; tổ chức các cuộc vận động, tăng cường các mối quan hệ kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ con em Phong Điền đi làm ăn xa quê hương, các cá nhân, tổ chức, các dự án trong nước và nước ngoài ưu tiên hướng vào người nghèo và các xã khó khăn.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện các dự án được đầu tư từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; phát huy hiệu quả nguồn vốn vay chương trình giảm nghèo bền vững. Nhất là nguồn vốn ưu đãi của huyện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)