Giải pháp về công tác lãnh đạo, tuyên tuyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 82 - 84)

* Công tác chỉ đạo điều hành

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự điều hành, quản lý của các cấp chính quyền, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc thực hiện chương trình giảm

nghèo bền vững. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiện chương trình.

Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 23/12/2015 của Ban thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Tăng cường chỉ đạo quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn, chủ động thực hiện các chương trình, dự án.

Lấy hiệu quả, kết quả thực hiện tiêu chí giảm nghèo bền vững là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở các đơn vị, cơ sở. Báo các kết quả công tác hàng năm của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp có nội dung về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

* Công tác tuyên truyền

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho người lao động; nhất là xuất khẩu lao động, xem đây là việc làm góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững.

Lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với nhận thức, trình độ và phong tục tập quan của từng vùng nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ, nâng cao nhận thức hơn nữa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.

Phát huy tính sáng tạo, tự lực, tự cường, tự vươn lên thoát nghèo của chính hộ nghèo, xã nghèo, khuyến khích ý chí, quyết tâm vượt nghèo của mọi người dân, khuyến khích ý chí làm giàu hợp pháp. Nâng cao vai trò và sự tham gia của người dân; giải quyết và khắc phục tư tưởng ỷ lại, thụ động, tự ti, phát huy nỗ lực vươn lên của người nghèo; kêu gọi đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến để sử dụng nguồn lao động tại chỗ, tiếp nhận lao động thuộc diện hộ nghèo. Hàng năm, bố trí vốn hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ

nghèo cao, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo đảm bảo hiệu quả.

Biên soạn nội dung, tài liệu tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách giảm nghèo cho người dân phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, từng vùng, đồng thời phù hợp với trình độ, nhận thức của người dân. Tài liệu tuyên truyền cần được biên soạn dưới hình thức như: Hỏi - đáp hoặc tờ gấp, tờ rơi nhằm giúp người dân dễ đọc và dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)