Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 36)

Quản lý nhà nước có vai trò nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách phù hợp như tạo việc làm, dạy nghề, hỗ trợ tài chính, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động, sản xuất, bổ sung vào nguồn lực của quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ phận dân cư nghèo, đảm bảo nền kinh tế ổn định và phát triển diện rộng với chất lượng cao.

Nhà nước tạo điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp để khuyến khích người nghèo tự tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Nhà nước trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc Nhà nước tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện giảm nghèo thành công nhanh và bền vững.

Sự quản lý của Nhà nước tạo môi trường kinh tế - xã hội và khuôn khổ hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản: việc làm, giáo

dục, y tế, chính sách hỗ trợ… Bằng quyền lực của mình, công tác quản lý của Nhà nước góp phần hạn chế những tác động tiêu cực nãy sinh do tình trạng nghèo đói gây ra với mỗi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng nghèo; đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Khi đời sống được nâng cao người nghèo từng bước được tiếp cận với những dịch vụ thiết yếu và tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội; các vấn đề về nhận thức giáo dục, chăm sóc sức khỏe… cũng được quan tâm hơn. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện giúp cũng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chính quyền và chế độ. Điều đó góp phần làm ổn định chính trị cho đất nước.

Nhà nước còn giúp người nghèo gỡ bỏ rào ngăn cách và hội và kinh tế để giảm nghèo, là cầu nối vận động thuyết phục mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội chung tay giúp đỡ người nghèo, thực hiện công tác tuyên truyền giúp họ ý thức được rằng sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội là động lực và tạo đà cho chính bản thân họ đứng lên hăng hái sản xuất để thoát nghèo. Nhà nước tạo điều kiện để người nghèo tham gia đầy đủ quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng như mọi người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)