Những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 73)

nội dung đã đề ra.

Một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện của huyện

Công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững; tỉ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo vẫn còn cao, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra, tốc độ giảm nghèo không đều giữa các vùng. Việc nhân rộng mô hình hiệu quả về giải quyết việ làm và giảm nghèo còn lúng túng;

Việc giảm nghèo ở các xã vùng đặc biệt khó khăn hiệu quả còn thấp. Người nghèo chưa biết sử dụng để phát huy tối đa giá trị các nguồn vay vốn ưu đãi, chương trình, dự án được đầu tư, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỷ thuật còn nhiều hạn chế, ngành nghề dịch vụ phát triển chậm nên chưa thu hút được lao động.

Công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã chưa sâu rộng, chưa quyết liệt và thiếu kịp thời, chưa khơi dậy ý thức tự vươn lên phát triển sản xuất thay đổi bản thân, cuộc sống để thoát nghèo nên vẫn còn một bộ phận nhân dân còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, “xin ở lại hộ nghèo”, chưa có ý chí vượt khó vươn lên thoát nghèo, tạo sức ỳ lớn trong công tác giảm nghèo của huyện.

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động gia công là chủ yếu nên chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, khu vực nông thôn lao động thiếu việc làm còn nhiều, mô hình trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả còn ít, quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đa dạng, chưa trở thành hàng hóa để có tính cạnh tranh nhằm thu hút lao động.

Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2020 quy định “ Đối với dự án do địa phương thực hiện, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; mức chi xây dựng và quản lý dự án; mức thu hồi một phần kinh phí, UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định cụ thể đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tính chất của từng dự án, mô hình và khả năng ngân sách của địa phương và chế độ, định mức chi tiêu hiện hành. Đến ngày 13/7/2018, HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết số 36/NQ-HĐND về việc ban hành quy định mức hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh nên việc triển khai dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tại xã Ngân Thủy và Ngư Thủy Nam còn chậm so với Kế hoạch đề ra.

Đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng rộng, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm lớn trong khi nguồn vốn Trung ương phân bổ còn hạn hẹp.

Nguồn vốn ngân sách các cấp chuyển sang NHCSXH để cho vay còn thấp. Việc lập danh sách, xác nhận hộ mới thoát nghèo ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức, việc xác nhận còn chậm; có xã thực hiện rà soát, bổ sung chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến việc vay vốn ưu đãi cho các đối tượng này.

Đời sống của nhân dân nhìn chung vẫn còn khó khăn, đặc biệt là nhân dân ở các xã miền núi, miền biển. Việc làm của một bộ phận người lao động chưa ổn định, thiếu bền vững, thu nhập còn thấp, nguy cơ thất nghiệp cao. Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm không đồng đều giữa các vùng, miền; chất lượng nguồn lao động trên địa bàn còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động tham gia chương trình XKLĐ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đặc biệt là thị trường lao động của các nước phát triển, đến 30/6/2018 có 27 lao động EPS đang lao động bất cư trú tại Hàn Quốc.

Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững một số xã, thị trấn chưa hoạt động tích cực, hiệu quả thấp, sự phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)