Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 35)

1.2.2.1. Ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc Gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

1. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020

2. Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

3. Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

4. Quyết định số 48/2016/QĐ- TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

5. Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 .

6. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016- 2020.

7. Quyết định số 582/QĐ-TTG ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020

8. Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020

9. Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135

10. Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình.

11. Thông tư 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn quy trình xác định hộ gia đình làm nông

nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016 - 2020

12. Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - TB và XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020."

13. Thông tư 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

14. Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. 15. Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

16. Thông tư 15/2017/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

17. Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

18. Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020

Triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo không những cải thiện đời sống cho người nghèo mà còn góp phần hạn chế bất bình đẳng giữ các nhóm dân cư, nhóm xã hội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn định xã hôi, là tiền đề tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Chính sách giảm nghèo bền vững là những quyết định, quy định của nhà nước nhằm cụ thể hóa các chương trình dự án cùng nguồn lực vật lực, các thể chế quy định hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo bền vững như: hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ hưởng thụ văn hóa và thông tin; hỗ trợ tín dụng. Ngoài ra còn các chính sách áp dụng cho hộ nghèo, người nghèo ở các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi gồm: Chính sách chăm sóc, giao khoán và bảo vệ rừng; Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Chính sách tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông; Chính sách xuất khẩu lao động; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy ghề, nâng cao dân trí; Chính sách vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách cán bộ đối với huyện nghèo; Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng.

Các chính sách giảm nghèo có thành công hay không phụ thuộc vào quá trình triển khai thực hiện. Một chương trình, chính sách được soạn thảo tốt đến đâu cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chịu thực thi. Chính sách đó sẽ vô cùng kém hiệu quả thậm chí phản tác dụng nếu việc thi hành một cách miễn cưỡng, qua loa, sai hướng dẫn, gây phiền hà cho người dân. Do đó việc triển khai thực hiện chính sách

giảm nghèo bền vững một cách có trách nhiệm có thể tạo thêm nhiều sinh khi cho hoạt động quản lý nhà nước mang đến hiệu lực hiệu quả cho chính sách.

1.2.2.2. Công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững

Để thực hiện việc Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có hiệu quả thì việc thực hiện công tác tuyên truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Công tác tuyên truyền nhằm góp phần làm rõ nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong công tác giảm nghèo trong thời gian qua là hết sức cần thiết để việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả cao hơn.

Công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân nắm rõ các chủ chương, chính sách ưu đãi của Đảng, của Nhà nước về chính sách giảm nghèo cũng như biết được quyền, trách nhiệm của mình trong công tác tham gia giám sát các chương trình dự án đầu tư trên địa bàn, tự tổ chức tăng gia sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình để thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

1.2.2.3. Về đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững

Đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác giảm nghèo là người thực hiện các chương trình chính sách cho người nghèo. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực nhiệt huyết, liêm chính, chí công vô

tư thì việc quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững gặp nhiều thuận lợi, đời sống nhân dân được cải thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách, mang lại hiệu quả quản lý thấp.

Do đó, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo để thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo. Đó là việc đào tạo, trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung chương trình giảm nghèo, kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình; là tổ chức tập huấn nghiệp vụ, cung cấp các kiến thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp thực hiện về xây dựng kế hoạch, dự án, phân tích chính sách kinh tế - xã hội có liên quan đến chương trình giảm nghèo và tổ chức triển khai thực hiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở về chính sách giảm nghèo; hướng dẫn xác định đối tượng, quản lý và báo cáo; theo dõi, giám sát tác động của chương trình.

1.2.2.4. Về nguồn lực

Để quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đạt được hiệu quả tốt thì việc huy động, phân bổ, sử dụng mọi nguồn lực đóng vai trò quan trọng.

Ngoài việc sử dụng nguồn vốn giảm nghèo từ nguồn ngân sách trung ương cấp, nguồn ngân sách địa phương, các địa phương cần huy động mọi nguồn lực từ chính nội hàm của mình như:

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, chú trọng huy động đóng góp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Khuyến khích các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước

và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện nghèo, xã nghèo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo, như phong trào “Ngày vì người nghèo”, xây dựng “Quỹ khuyến học”, vận động thực hiện chương trình nông thôn mới... Phát huy trách nhiệm của cộng đồng, dòng họ để hỗ trợ người nghèo và tăng cường tính tự chủ vươn lên của chính người nghèo.

Các chương trình MTQG, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này.

1.2.2.5. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát

Thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động, nó đảm bảo cho các hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững nói riêng, thanh tra kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá quá trình, kết quả thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo cho các chính sách được thực hiện theo đúng các mục tiêu, định hướng, đúng đối tượng thụ hưởng, có hiệu quả, chất lượng. Nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát bao gồm: tình hình thực hiện quy định của pháp luật về chương trình giảm nghèo bền vững từ việc xây dựng, chương trình, việc lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình, công tác giám sát, đánh giá chương trình tại các cấp; tình hình thực hiện kế hoạch chương trình giảm nghèo bền vững như kết quả thực hiện mục tiêu, kết quả sử dụng nguồn vốn, tình hình

giải ngân các nguồn vốn, nợ động xây dựng cơ bản, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện chương trình; công tác tổ chức điều phối thực hiện chương trình.

Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, dựa trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt được, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống cơ chế các chính sách về giảm nghèo bền vững để có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để bổ sung cho giai đoạn sau những bài học, kinh nghiệm quý định hướng cho các chính sách đi đúng hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)