Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

3.2.1.1. Giải pháp ban hành, thực hiện các chính sách

Xây dựng các chương trình, kế hoạch hàng năm, giai đoạn để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng phòng ban, xã, thị trấn, các tổ chức, hội, đoàn thể, cán bộ, thành viên ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, phụ trách để thực hiện thành công kế hoạch giảm nghèo của địa bàn.

Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Trung ương, của UBND tỉnh, đồng thời rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện chính sách đã có; nghiên cứu ban hành những chính sách mới để đáp ứng yêu cầu phát triển và tình hình thực tế của huyện, có các chính sách ưu đãi đối với các xã đặc biệt khó khăn ban ngang ven biển, các xã thuộc dân tộc thiểu số.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện chương trình GQVL - GNBV. Kết hợp chặt chẽ giữa các ban

ngành đoàn thể trong việc thực hiện công tác GQVL- XKLĐ; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Có các chính sách thu hút các nhà đầu tư khai thác tiềm năng của huyện để thu hút lao động nhằm giải quyết công việc cho người lao động không có việc làm.

Ban hành chính sách tuyên dương khen thưởng để khuyến khích các hộ nghèo, xã nghèo đã thoát nghèo; có chính sách khen thưởng đối với các xã, các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giúp phát huy tinh thần động viên khích lệ hộ nghèo, xã nghèo chung tay thoát nghèo bền vững;

3.2.1.2. Giải pháp triển khai thực hiện các chính sách dự án * Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Thực hiện tốt các chính sách tính dụng kịp thời đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; Phát huy hiệu quả của Ngân hàng chính sách xã hội phục vụ người nghèo, đồng thời rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn có hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay để thực hiện lồng ghép các chương trình dự án; khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia giải quyết việc làm cho người nghèo để giúp đỡ đối tượng hộ nghèo phát triển kinh tế hộ thoát nghèo.

* Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế

Thực hiện tốt công tác chăm sóc, khám và chữa bệnh cho người nghèo, ưu tiên hỗ trợ nguồn lực để nâng cao cơ sở y tế nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, đáp ứng yêu cầu thiết yếu cho người dân ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Hướng dẫn người nghèo trong công tác phòng bệnh, tự

bảo vệ chăm lo sức khỏe, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Thực hiện cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiểm y tế hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.

* Chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đảm bảo cho con em tất cả hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc tham gia học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường học tập và sinh hoạt trong nhà trường đồng bào và miền núi. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú, các trường tiểu học, Trung học cơ sở xã đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các cấp học ở các xã dân tộc miền núi để chỉ tiêu nhu cầu xã hội về giáo dục được đảm bảo.

* Chính sách hỗ trợ về nhà ở

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chính sách của nhà nước; ưu tiên đối tượng hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ di dân, chủ hộ là người cao tuổi, phụ nữ, người khuyết tật. Xây dựng cơ chế chính sách của huyện để hỗ trợ nhà đối với người nghèo trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ, giúp người nghèo có nhà ở ổn định để tập trung lao động sản xuất đảm bảo cuộc sống.

* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn lực trên cơ sở Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao; đầu tư hỗ trợ và nhân rộng mô hình đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả,

chú trọng nghề May công nghiệp để cung ứng nguồn lực cho nhà máy may tại Khu công nghiệp Cam liên.

Phát huy vai trò của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện; UBND xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể trong công tác đào tạo nghề, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận koa học kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng và phương pháp làm ăn giúp đỡ hộ nghèo có việc làm, có thu nhập ổn định thoát nghèo bền vững.

* Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý

Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Ưu tiên và tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển; tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp Pháp lý, người thực hiện trợ giúp Pháp lý, Tư pháp xã, Tổ hòa giải, câu lạc bộ trợ giúp Pháp lý cấp xã.

* Chính sách hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin

Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo nhất là người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận dịch vụ thông tin; không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)