Giải pháp về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 86)

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là yêu cầu quan trọng trong thực hiện chương trình giảm nghèo hàng năm để đảm bảo chương trình được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả, nhất là trong quản lý, sử dụng các

nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Chính quyền các cấp cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể hàng năm, việc kiểm tra nên đi vào thực chất, tránh hình thức, nặng nề về thống kê, báo cáo cũng như tư tưởng thành tích như một số nội dung kiểm tra hiện nay. Do vậy, trong quá trình thực hiện kiểm tra, các đoàn kiểm tra ngoài việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách, làm việc với cán bộ cơ sở cần phải trực tiếp lấy ý kiến của người dân để đảm bảo tính khách quan, dân chủ; qua công tác kiểm tra, giám sát cần có sự chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời các sai sót, tồn tại để đảm bảo rằng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ là hoạt động của cơ quan QLNN mà cần khuyến khích sự tham gia của mọi người dân, tổ chức xã hội trong việc thực hiện đánh giá, giám sát thực hiện chính sách, nhất là việc xác định đối tượng nghèo, cận nghèo nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Đây cũng là cơ sở để xác định đúng đối tượng thụ hưởng, tránh việc gây bất bình trong nhân dân. Các địa phương phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc cơ chế thông tin công khai, minh bạch. Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo sự chủ động tham gia của người dân vào chương trình giảm nghèo. Lâu nay, yêu cầu công khai, minh bạch trong thực hiện chương trình ở nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Do đó người dân bị hạn chế quyền được lắng nghe, được thảo luận và kiểm tra, giám sát dẫn đến nhiều công trình, chương trình kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)