Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 77)

Kinh phí thực hiện Chương trình GQVL&GNBV còn hạn chế so với nhu cầu, nguồn vốn chương trình được phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình giảm nghèo bền vững.

Việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã nghèo, xã miền núi còn hạn chế, chủ yếu mới tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy chưa kích thích phát triển sản xuất tại chỗ nhằm tạo thu nhập ổn định phục vụ công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động còn thấp, tỷ lệ lao động

nông nghiệp còn cao. Cơ sở hạ tầng còn thấp nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Đa số chủ hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số trình độ canh tác còn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, lười lao động; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; có lao động nhưng không có việc làm.

Một bộ phận nhỏ người nghèo trong chờ và ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước... Đặc biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn, không có con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần...)

Thành viên Ban chỉ đạo GQVL-GNBV cấp huyện. Các ban, ngành đoàn thể phối hợp chưa tốt trong việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững; việc lồng ghép các chương trình, dự án nhiều lúc hiệu quả còn thấp.

Một số xã chưa thực sự quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm nên một số người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Quyết tâm giảm nghèo của một số xã chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể còn có mức độ. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã không ổn định, thường xuyên thay đổi; khối lượng công việc phụ trách lớn... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tham mưu thực hiện Chương trình.

Cách thức, bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động -

TBXH còn bất cập; cách tính điểm tài sản và điều kiện sống của hộ gia đình chưa hợp lý gây khó khăn trong rà soát hộ nghèo.

Tiểu kết Chương 2

Chương trình GQVL-GNBV giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm mới nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân; các chế độ chính sách liên quan đến hộ nghèo và chính sách an sinh xã hội ngày càng thực hiện tốt hơn, công tác bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo, một số mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia, đặc biệt các mô hình trang trại, kinh tế hợp tác xã... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Chỉ tiêu giảm nghèo sau 03 năm thực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra; hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 2,05% đến 2,07%, cụ thể tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,71% (đầu năm 2016) xuống còn 7,53% (đầu năm 2018), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 6,82% xuống còn 5,33% (đầu năm 2018. Những kết quả đạt được đã góp phần thực hiện các mục tiêu GQVL- GNBV của huyện, thực hiện đầy đủ và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu các nội dung đã đề ra. Tuy nhiên trong hoạt động QLNN về giảm nghèo trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại, khó khăn nhất định, cần được khắc phục trong thời gian tiếp theo.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG - TỪ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)