Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 61)

huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018

2.3.1. Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững nghèo bền vững

* Thực trạng ban hành các chính sách về giảm nghèo vững

Công tác giảm nghèo bền vững là một trong bốn chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của huyện giai đoạn 2016-2020. Để thực hiện chương trình, ngay từ đầu năm 2016, sau khi có kết quả điều tra về hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. UBND huyện đã cụ thể hóa việc thực hiện thông qua kế hoạch, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp sát đúng, phù hợp với tình hình thực tế và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững đảm bảo đạt được hiệu quả, cụ thể:

Ban hành Căn cứ Kế hoạch số 1882/KH-UBND ngày 27/11/2015 của UBND huyện Lệ Thủy về việc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện; Quyết định số 1989/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 về việc ban hành Chương trình Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2372/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc thực hiện Chương trình GQVL&GNB; hàng năm ban hành Quyết định giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề lao động nông thôn (LĐNT) cho UBND các xã, thị trấn: Quyết định số 2849/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND huyện về việc giao chỉ tiêu phấn

đấu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016; Quyết định số 6510/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND huyện về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017; Quyết định số 7168/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND huyện về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018; Quyết định số 6474/QĐ- UBND ngày 27/12/2018 của UBND huyện về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019;

Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; phân công Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Trong quá trình thực hiện, UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo và tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện của UBND các xã, thị trấn về công tác giảm nghèo bền vững.

* Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo

Chính sách tín dụng ưu đãi: Hàng năm nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất như trâu, bò... từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, tính đến ngày 30/6/2018, dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: 226.800 triệu đồng; số khách hàng vay vốn 3.855 lượt người. Kết quả 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình, dự án khác.

Chính sách Bảo hiểm y tế: Hàng năm, cấp gần 60.000 thẻ BHYT đảm bảo kịp thời cho các loại đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, thực hiện tốt công tác chăm sóc, khám và chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo

(trong đó các loại đối tượng thuộc chính sách giảm nghèo gồm: 42.149 thẻ (9.751 thẻ BHYT đối tượng hộ nghèo; 2.310 thẻ BHYT đối tượng hộ cận nghèo theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 3.578 thẻ BHYT cho đối tượng cận nghèo theo Quyết định số 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 25.179 thẻ BHYT cho đối tượng thuộc xã đặc biệt khó khăn và ven biển; 1.331 BHYT cho đối tượng là dân tộc BruVân kiều), kết quả 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp BHYT hàng năm, có trên 85% dân số tham gia BHYT.

Chính sách đào tạo nghề: Sau khi tham gia các lớp dạy nghề người học nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản để phục vụ cho công việc sản xuất của gia đình, nhiều đối tượng sau khi học xong tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề mình đã học cũng như nhu cầu xã hội, có nhiều gia đình sau khi học nghề đã tìm được việc làm hoặc áp dụng vào thực tế sản xuất nâng cao thu nhập, thoát nghèo trở thành hộ khá. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, trong đó đào tạo nghề cho LĐNT đạt 40,3%. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó đào tạo nghề cho LĐNT đạt 41,5% cụ thể như sau: Giai đoạn 2016-2017 mở được 27 lớp, số lượng 850 học viên (trong đó: phi nông nghiệp 14 lớp: 446 học viên, nghề nông nghiệp 13 lớp: 404 học viên); Năm 2018, triển khai thực hiện theo kế hoạch đào tạo từ nguồn kinh phí đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là 14 lớp cho khoảng 443 người, gồm: Học nghề nông nghiệp 7 lớp với 210 người; học nghề phi nông nghiệp 7 lớp với 233 người. Riêng 03 xã bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam căn cứ vào nhu cầu học nghề của người dân để phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề có uy tín tổ chức đào tạo nghề theo nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 12/QĐ-TTg.

100% con em thuộc gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo; học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Chính phủ.

Chính sách nhà ở: BCĐ nhà ở của huyện kịp thời triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng trên địa bàn, phối hợp với UBMTTQVN huyện đặc biệt quan tâm đến nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Từ năm 2016 đến nay đã hỗ trợ: 379 nhà ở (trong đó theo QĐ số 33/QĐ-TTg cho 183 nhà, từ Hội chữ thập đỏ huyện: 15 nhà, UBMTTQVN huyện: 61 nhà, tập đoàn Vingroup hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng bão: 120 nhà), kết quả 100% hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, tạm bợ được hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn khác để làm nhà ở.

Chính sách trợ giúp xã hội: Kịp thời hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ có đối tượng chính sách BTXH với số tiền hơn 6,8 tỷ đồng, kết quả 100% hộ dân được sử dụng điện. Nắm tình hình và chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị phối hợp khắc phục hậu quả do sự cố môi trường biển, lũ lụt trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo sớm ổn định đời sống. Từ năm 2016 đến nay, đã hỗ trợ 2.000 tấn gạo cứu đói cho nhân dân trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên đán, thời kì giáp hạt và trong các đợt bão lụt, trong đó đã cấp 65 tấn gạo từ nguồn dự phòng của huyện và từ nguồn cứu trợ của Ủy ban MTTQVN huyện để hỗ trợ thêm cho nhân dân 03 xã miền núi Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy đảm bảo không có hộ dân thiếu đói đứt bữa. Phân bổ gạo cứu trợ của Chính phủ cho ba xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam trong 04 đợt với tổng số 882 tấn để hỗ trợ khắc phục sự cố môi trường biển. Phối hợp với

UBMTTQVN huyện thăm và tặng quà cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong các dịp lễ, tết, thiên tai bão lụt từ nguồn quỹ vì người nghèo, từ các tổ chức tài trợ, từ các nhà hảo tâm … với kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Việc hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo ngày càng được đẩy mạnh, việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về các chính sách liên quan đến hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm, việc cung cấp các thông tin, mô hình làm ăn phát triển kinh tế có hiệu quả ngày càng đến với người dân, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh trợ giúp pháp lý cho 28/28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, chủ yếu là về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật An toàn giao thông, các chính sách quan tâm, hỗ trợ cho người nghèo về việc tiếp cận khoa học kỷ thuật vào sản xuất, trợ cấp đột xuất, chính sách y tế, khám chữa bệnh, kết quả 90% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Từ nguồn ngân sách huyện bố trí, năm 2017 triển khai mô hình trồng nhang nguyên liệu tại xã Thái Thủy, số lượng 20 hộ tham gia; năm 2018 triển khai 02 mô hình giảm nghèo tại xã Ngư Thủy Nam (trồng tỏi), xã Ngân Thủy (trồng sắn dây), kinh phí 200 triệu đồng/01 mô hình. Ngoài ra từ năm 2016 đến nay, từ các nguồn vốn khác có các dự án liên quan đến giảm nghèo như: Trồng cam (xã Sơn Thủy); chăn nuôi gà (xã Ngư Thủy Nam); sản xuất lúa thương phẩm, trồng keo nuôi cấy mô thích ứng với biến đổi khí hậu, chăn nuôi bò vỗ béo, chăn nuôi gà kiến thả vườn, trồng sim nguyên liệu, trồng nấm thương phẩm, nuôi ong lấy mật (xã Văn Thủy); gà đồi; tưới nhỏ giọt; nuôi ếch trong ao lót bạt; cam khe mây, cam Vũ Quang (xã Trường Thủy); chăn nuôi bò vỗ béo; tiểu dự án chăn nuôi dê nhốt chuồng; tiểu dự án trồng sim xen nghệ (xã Kim Thủy). Các dự án đã đến

với bà con, thu hút số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia triển khai thực hiện.

Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin: Công tác truyền thông giảm nghèo được chú trọng, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua các hội nghị ở các xã, thôn, bản, tổ dân phố bằng panô, áp phích, khẩu hiệu, xe tuyên truyền, tin bài về nội dung giảm nghèo và gương điển hình trong công tác giảm nghèo bền vững. Đã triển khai xây dựng 01 bảng Led tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện để phục vụ công tác tuyên truyền về giảm nghèo hiệu quả hơn. Đặc biệt tập trung tuyên truyền với khẩu hiệu “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm thu hút các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ cho người nghèo.

Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo: Hàng năm, UBND huyện phối hợp với Sở LĐTB&XH tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, cán bộ thôn, bản, tổ dân phố. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu và có sức lao động được chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, thực hiện khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)