Vai trò của di tích lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 26 - 29)

hoá xã hội

1.6.1. Di tích lịch sử là cơ sở, là nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

Ở nước ta, các di tích lịch sử gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch. Có thể xem di tích lịch sử là cơ sở, là nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Các ngày kỷ niệm, các lễ hội lớn tại các địa điểm di tích lịch sử thường thu hút lượng khách lớn tham quan để tìm hiểu về lịch sử, để nghiên cứu … Những di tích lịch sử cách mạng là nơi hướng mọi người tìm về cội nguồn, tìm về với quá khứ hào hùng của dân tộc, cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đối với các di tích lịch sử thì tự thân nó đã mang trong mình những thông điệp của quá khứ và khi tham gia vào đời sống văn hóa hiện đại sẽ làm cho văn hóa của mỗi dân tộc không bị tách rời khỏi truyền thống, nó giữ lại những giá trị tự thân, đồng thời tạo nên những giá trị bên trong của cốt cách, bản lĩnh, năng lực của mỗi dân tộc. Những hệ giá trị này

có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh to lớn đối với cộng đồng… Và cũng vì thế, các di tích luôn được xem là nguồn tài nguyên du lịch để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.

Di tích lịch sử văn hóa ở nước ta nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình nên đã tạo ra sự hấp dẫn đối với rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Do giá trị nổi của di tích lịch sử hàng năm đón từ hàng vạn cho tới hàng triệu lượt du khách tham quan, nghiên cứu, học tập. Quan sát sự phát triển du lịch chúng ta thấy rằng danh hiệu di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh đã tạo cho di sản có một sức hút mạnh mẽ đối với khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Lễ đón bằng di tích quốc gia đã trở thành những ngày hội lớn tại địa phương, đó là dịp thuận lợi để quảng bá hình ảnh di tích lịch sử, về vùng đất và con người nơi di tích đứng chân.

Khi đạt được danh hiệu di tích quốc gia, nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản được các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, khách tham quan du lịch, các tổ chức quốc tế - chính phủ và phi chính phủ, các học giả, các nhà nghiên cứu, sưu tầm… đặc biệt quan tâm, bộ mặt di tích được cải thiện thông qua các công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Nói một cách khác, việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của các di tích lịch sử liên quan mật thiết đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương và đất nước.

1.6.2. Kinh tế, văn hóa – xã hội phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử

Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm

không chỉ những gì quá khứ còn để lại mà cả cuộc sống và xã hội đương đại của người khác. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hóa. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển khi được quản lý hữu hiệu.

Bản thân du lịch đã trở thành một hiện tượng ngày càng phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ. Để thành tựu được mối tương tác có lợi giữa mong đợi và ước muốn của khách tham quan và cộng đồng chủ nhà hoặc địa phương - mà có khi là xung đột nhau - là cả một thách đố và một cơ hội.

Di sản thiên nhiên và văn hóa cũng như tính đa dạng của các nền văn hóa đang tồn tại là những hợp lực to lớn, mà một kiểu du lịch cực đoan hoặc quản lý tồi và sự phát triển tùy thuộc vào du lịch có thể đe dọa tính toàn vẹn của hình thể tự nhiên và ý nghĩa của di sản. Sự viếng thăm liên tục của khách du lịch cũng có thể làm cho hệ sinh thái, văn hóa và lối sống cộng đồng chủ nhà bị xuống cấp.

Đại hội đồng ICOMOS họp lần thứ 12 ở Mexico, tháng 10-1999 đã thông qua Công ước quốc tế về du lịch văn hóa, trong đó nhấn mạnh:

Du lịch phải đem lại lợi ích cho các cộng đồng chủ nhà và tạo cho họ một phương thức quan trọng và một động lực để chăm nom và duy trì di sản và các tập tục văn hóa của họ. Sự tham gia và hợp tác giữa các cộng đồng địa phương hoặc bản địa đại diện, các nhà bảo tồn, các điều hành viên du lịch, chủ sở hữu tài sản, các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm kế hoạch phát triển quốc gia và các nhà quản lý di tích là cần thiết để thực hiện được một

ngành kinh doanh du lịch bền vững và nâng cao việc bảo vệ các nguồn lực của di sản cho các thế hệ tương lai.

Theo Luật Du lịch của Việt Nam, "du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống". Du lịch văn hóa không chỉ dựa vào văn hóa để phát triển mà còn mang sứ mệnh tôn vinh văn hóa, bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại. Đồng thời làm giàu thêm văn hóa chính bằng những hoạt động của mình thông qua sự giao lưu văn hóa, làm cầu nối cho sự tiếp xúc, tiếp nhận những tinh hoa văn hóa các dân tộc. Phát triển du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần thu được những lợi ích kinh tế như một hoạt động kinh doanh mà còn nhằm những mục tiêu cao cả như góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc truyền thống, góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức về nền văn hóa dân tộc. Tất cả những giá trị tốt đẹp của văn hóa thông qua hoạt động du lịch có thể tạo nên sự phát triển tích cực nhất đối với con người và xã hội. Những di sản văn hóa vật chất và tinh thần phải được khai thác tốt nhất trong hoạt động du lịch. Kinh tế du lịch phát triển đem lại nhiều cơ hội cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản như nguồn kinh phí tăng lên, nhiều dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích được triển khai. Bởi vậy, có thể nói kinh tế du lịch phát triển tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)