2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông thời gian qua
2.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk
thành lập quản lý di tích, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước giúp tỉnh làm tốt hơn việc quản lý, bảo vệ di tích lịch sử. Song vấn đề đáng nói ở đây là vẫn chưa có được sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành để biến các di sản văn hóa thực sự trở thành những sản phẩm du lịch, nhằm đưa du lịch vào hoạt động, tạo buớc phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Đắk Nông.Công tác quy hoạch phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2010 đến năm 2020 tuy đã được xây dựng và ban hành song chưa thật được chú trọng cũng như chưa hướng sự quan tâm của toàn xã hội, các ngành, các cấp đến việc bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích trong phát triển du lịch. Vì thế các điểm du lịch ở Đắk Nông phát triển còn mang nặng tính chất tự phát, công tác quản lý gặp nhiều lúng túng. Mặc dù việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quản lý chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với việc bảo vệ, trùng tu, khai thác của chính quyền địa phương là một vấn đề tế nhị, phức tạp, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Hiện nay, lĩnh vực du lịch đã được thống nhất trong một ngành, chắc chắn sẽ tạo được mối liên kết và phối hợp chặt chẽ. Trong quy hoạch mới về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 đến 2020 nói chung, phát triển du lịch nói riêng sẽ có những định hướng, tạo sự gắn kết trong công tác bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế và văn hóa ngày càng cao.
2.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại tỉnh Đắk Nông. Nông.
Do có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong tỉnh nên việc quản lý, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong thời gian qua được thực hiện bước đầu mang lại kết quả như: Công tác điều tra, khảo sát các di tích được quan tâm, thực hiện định kỳ để kịp thời có các chính sách để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Qua công tác điều tra, khảo sát,
hàng năm, UBND tỉnh có nguồn kinh phí phân bổ cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích. Một số di tích quan trọng thường xuyên được trùng tu, tôn tạo và bảo vệ.
Trong những năm qua, công tác tu bổ, chống xuống cấp và tôn tạo di tích được đầu tư nhiều tỉ đồng hàng năm từ ngân sách Nhà nước, từ sự đóng góp to lớn của các ngành, các cấp, của nhân dân trong và ngoài dành cho các di tích, một số được đầu tư tu bổ, tôn tạo khá tốt, hàng năm có phân bổ kinh phí cho sự án chống xuống cấp, cải tạo, xây dựng các hạng mục tại di tích.
Từ năm 2011 đến 2015, một số các di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được Bộ VH-TT-DL phân bổ cấp vốn để đầu tư cho việc cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp di tích từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, cụ thể như:
- Năm 2012, được cấp 1,9 tỷ đồng phân bổ cho 03 dự án (chống xuống cấp di tích Nhà Ngục Đắk Mil: 800 triệu đồng; thực hiện tôn tạo, xây dựng các hạng mục công trình; 600 triệu đồng để biên soạn quyển sách về Lịch sử nhà ngục Đắk Mil; 500 triệu đồng biên soạn cuốn sách khu kháng chiến Nâm Nung).
- Năm 2013, được cấp 700 triệu đồng, chống xuống cấp 02 khu di tích Căn cứ kháng chiến B4 – Liên khu IV, di tích lịch sử Đồi 722.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di tích mặc dù có sự quan tâm của chính quyền địa phương nhưng chưa đúng mức và ngang tầm, các ngành, các cấp, các cơ quan chuyên môn còn chủ quan trong công tác quản lý nên dẫn đến tình trạng:
Mặt dù đề án phân cấp quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh đã được ban hành và qua hai năm tổ chức thực hiện. Nhưng
hiện nay, ở một số cấp, ngành chức năng trong tỉnh vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, thực hiện Đề án phân cấp không đạt hiệu quả.
Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích chưa phát huy được nghiên cứu tổng thể và chưa có quy hoạch tổng thể được cấp trên có thẩm quyền quyết định (việc chọn địa điểm xây dựng các di tích bia tưởng niệm còn mang tính chủ quan và thiếu hệ thống).
Nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng điển hình như: Địa điểm N’Trang Gưh, di tích địa điểm bắt nối liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên – Nam Trung bộ, di tích các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo… là di tích cấp quốc gia được khoanh vùng quy hoạch, bị xâm lấn diện tích của di tích.
Có tình trạng các di tích với công tác quản lý tại một số nơi bị buông lỏng để dân lấn chiếm đất, tình trạng tự ý chặt cây trong khuôn viên di tích lịch sử như điểm lưu niệm N’Trang Gưh.
Trong công tác quản lý chuyên ngành đối với việc trùng tu di tích, vẫn còn nhiều bất cập, như di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, một di tích về lòng dũng cảm của quân và dân vùng Tây Nguyên. Nhưng hiện nay, Ban quản lý Di tích thực hiện triển khai dự án phục dựng di tích các điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân pháp còn nhiều bất cập.