Thực trạng hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 51 - 54)

2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông thời gian qua

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tạ

hóa tại tỉnh Đắk Nông.

- Hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cũng được chú trọng, các nghành, các cấp trong tỉnh được phân cấp quản lý Di tích đã chủ động tổ chức hoặc phối kết hợp để tổ chức các ngày lễ lớn gắn với lịch sử

hình thành các Di tích lịch sử văn hóa, UBND tỉnh đã có thành lập Ban tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh (các thành viên gồm lãnh đạo một số ban, ngành có liên quan trong tỉnh).

- Việc tổ chức các lễ hội gắn với di tích cũng được phục hồi và hoạt động theo đúng pháp luật.

- Công tác giáo dục truyền thống và giới thiệu về di tích lịch sử cũng được chú trọng với chương trình tìm hiểu Di tích lịch sử văn hóa phát sóng hàng tháng trên đài phát thanh – Truyền hình Đắk Nông; thông qua ngày hội tuyển quân, tổ chức hội trại, về nguồn, lễ kỷ niệm tại các khu Di tích lịch sử cách mạng qua đó các ngành, các cấp phối hợp với ngành văn hóa của tỉnh đã tuyên truyền giáo dục ý nghĩa lịch sử hình thành, truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta nói chung, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Đắk Nông nói riêng. Ngoài ra, phong trào “trường học thân thiện, học, học sinh tích cực” của ngành giáo dục và đào tạo trong tình đã huy động nguồn lực từ các em học sinh trong việc nhận chăm sóc và bảo vệ các khu di tích góp phần giáo dục những gia trị truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ trẻ. Sở VH-TT-DL đã phối hợp xuất bản sách giới thiệu tóm tắt về lý lịch di tích, Ban quản lý các khu Di tích lịch sử đã phối hợp Đài phát thanh – Truyền hình làm phim tư liệu, dựng pano chỉ dẫn và giới thiệu về các di tích, thực hiện việc biên soạn tài liệu.

- Ngoài ra, việc phát huy, quảng bá những giá trị của di tích lịch sử đến với du khách trong nước và quốc tế đã tạo được hiệu ứng xã hội cao, kích thích người dân tham gia vào việc bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử. Một số lễ hội gắn với các di tích được tổ chức chu đáo, tạo sự phấn khởi trong nhân dân, thu hút ngày càng đông khách đến tham quan và du lịch. Hàng năm, các

di tích lịch sử đã thu hút hàng ngàn người đến tham quan và học tập, góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch, thương mại.

Bên cạnh các mặt đạt được, qua khảo sát thực tế tại một số di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Công tác sưu tầm tư liệu, bảo tồn, tôn tạo di tích chưa được các cấp, ngành chức năng trong tỉnh chú trọng. Hệ thống tư liệu, hiện vật của nhiều di tích lịch sử là những tài liệu có giá trị to lớn về chính trị, lịch sử còn thiếu, công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu, bảo quản giữ gìn hiện vật ở các khu di tích trong thời gian qua còn nhiều bất cập, cụ thể là: Công tác đánh giá, quản lý hệ thống tư liệu, hiện vật di tích với tư cách là ngành khoa học bảo tồn, bảo tàng chưa được đặt ra. Thực chất mới thực hiện việc thống kê, kiểm kê định kỳ và kiểm nghiệm sơ bộ hàng năm. Công tác sưu tầm, bổ sung tư liệu, hiện vật liên quan đến các di tích, nhất là thời kỳ các đồng chí lãnh đạo sống, làm việc tại di tích lịch sử còn hạn chế.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa của di tích được các cấp, ngành văn hóa trong tỉnh thực thực hiện chưa tương xứng với vị trí, ý nghĩa của di tích lịch sử. Công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa của di tích chưa được nhiều. Hầu hết người đến thăm quan các di tích lịch sử trong và ngoài nước đều do cùng tuyến du lịch, khám phá thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh.Chỉ có 10% biết đến qua sách, báo, tìm hiểu truyền thống lịch sử. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa của các Di tích còn hạn chế.

- Công tác đón tiếp, tuyên truyền, phục vụ cán bộ và nhân dân đến thăm quan, học tập và tổ chức sinh hoạt chính trị tại Di tích lịch sử nhiều nội dung còn thiếu, cần được bổ sung, hoàn thiện, như: chưa xây dựng những quy định, quy chế bảo đảm cho công tác đón tiếp, tuyên truyền, vừa không ảnh hưởng tới nhiệm vụ chính trị, vừa phục vụ nhân dân tận tình chu đáo; chưa phối hợp với ngành du lịch trong và ngoài tỉnh để xây dựng quy trình du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa liên thông trong và ngoài tỉnh một cách hợp lý (xây dựng tuyến du lịch thác Trinh nữ - Drâysap – Khu căn cứ kháng chiến B4; Khu du lịch hang động núi nửa ở huyện Krông Nô gắn với tuyến di tích lịch sử địa điểm lưu niệm khởi nghĩa N’Trrang Gưh) các dịch vụ văn hóa phẩm tuyên truyền, giới thiệu về di tích còn ít; nội dung giới thiệu về di tích tuy đã được bổ sung, chính lý, nhưng cần tiếp tục được hoàn thiện, nhất là những tư liệu lịch sử quý; đọi ngũ cán bộ, nhân viên đón tiếp, tuyên truyền hướng dẫn chưa chuyên nghiệp, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác đón tiếp, tuyên truyền. Khi giới thiệu, hướng dẫn cho khách tham quan tại các di tích chưa tạo đượcn sự hấp dẫn, tạo cảm xúc lắng đọng cho người nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)