Trong những năm qua, hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông đã được thực hiện theo các nội dung cụ thể quy định tại Điều 54 của Luật di sản văn hóa. Trong quá trình nghiên cứu về hoạt động quản lý di tích ở tỉnh Đắk Nông, tác giả luận án đi sâu nghiên cứu tập trung những nội dung nổi bật nhất thể hiện được vai trò, chức năng của các cơ quan quản lý, đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong công tác quản lý di tích của Đắk Nông trong thời gian vừa qua.
2.4.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn di tích
Việc xây dựng quy hoạch cho di tích là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của cơ quan quản lý di tích. Hiện nay, việc xây dựng quy hoạch được căn cứ vào Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định về việc thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa. Trong đó bao gồm Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích (quy hoạch hệ thống di tích) và Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (quy hoạch tổng thể di tích). Các di tích được đưa vào Quy hoạch tổng thể là quy hoạch đối với một di tích quốc gia đặc biệt, cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh theo từng quần thể phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã.
Hiện nay, Đắk Nông chưa tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống cho toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh, bao gồm di tích quốc gia đặc biệt, di tích
quốc gia, di tích cấp tỉnh và các đối tượng đã được kiểm kê di tích. Tuy nhiên, trong những năm qua, Đắk Nông đã đưa nhiều di tích vào quy hoạch tổng thể, tiến hành việc trùng tu, tu bổ, bảo quản như: Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV; địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh – đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam bộ. Giám đốc BQL di tích tỉnh cho biết: Quan điểm của UBND tỉnh là quy hoạch tu bổ, tôn tạo một số di tích trọng điểm chú trọng gắn với phát triển du lịch. Mục tiêu cần hướng tới của việc tổ chức quy hoạch là đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích, đồng thời khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.
Về quy mô của quy hoạch tổng thể di tích đều hướng tới thực hiện quy hoạch ba vùng: Vùng I được xác định là vùng trung tâm hay vùng lõi, nơi có di tích gốc tồn tại, cần giữ nguyên trạng các yếu tố gốc, tùy thuộc vào không gian vật chất có thể khả thi của từng di tích.
Vùng II là vùng để phát triển các công trình thuộc hạng mục trong tôn tạo di tích như các khu nhà khách, các công trình dịch vụ công cộng, khu vực bãi đỗ xe, xây dựng tượng đài, nhà trưng bày bổ sung… Vùng II có thể chiếm một không gian rộng lớn.
Ngoài ra, tại các điểm di tích được quy hoạch còn có thể có vùng III (vùng sinh thái), hướng tới triển khai phát triển các hạng mục như cây xanh, hồ nước, khu vui chơi giải trí…
Năm 2011, tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt Quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tíchbắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh – đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam bộ. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao Sở VHTTDL lập quy hoạch khu di tích này.
Trong những năm tới, Đắk Nông tiếp tục xây dựng những quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của mình. Trong Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành năm 2015 đã đưa ra những quy hoạch sẽ thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể như: năm 2015 - 2020 lập quy hoạch và tu bổ tôn tạo một số di tích tiêu biểu, đồng thời triển khai thực hiện dự án tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử văn hóa.
2.4.2. Xây dựng kế hoạch bảo tồn di tích
Việc trùng tu, tôn tạo nhằm bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa hiện nay được thực hiện bằng các kế hoạch cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn hàng năm và các kế hoạch trung, dài hạn. Năm 2015, kế hoạch Quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020 được phê duyệt. Mục tiêu của kế hoạch đề ra là tăng cường sự quản lý, đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo tồn để phát huy giá trị di tích góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc vùng cao nguyên Đắk Nông.
Trong kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ:
- Về quản lý di tích:
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đầu tư thỏa đáng cho việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng theo hướng xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực của tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia vào hoạt động này; Xây dựng kế hoạch và tổ chức tổng điều tra đánh giá thực trạng toàn bộ di tích, các tài liệu, hiện vật liên quan đến
sự kiện cách mạng, triển khai nghiên cứu lập hồ sơ và đề nghị công nhận xếp hạng đối với các di tích có đủ điều kiện.
- Về bảo tồn di tích:
Khắc phục tình trạng xuống cấp, triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích. Quan tâm đến việc phục chế các di vật, hiện vật của các di tích. Tiếp tục sưu tầm, bổ sung các tài liệu, hiện vật có liên quan đến các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
- Về phát huy tác dụng di tích:
Tổ chức các hoạt động như hội thảo, tọa đàm, lễ hội, xuất bản sách và các tài liệu giới thiệu. Đầu tư tôn tạo, xây dựng các công trình, các hạng mục về du lịch, dịch vụ văn hóa ở di tích nhằm gắn kết văn hóa với kinh tế thông qua các dịch vụ và thu phí tham quan di tích.
Kế hoạch được thực hiện theo từng năm và tập trung vào các nhóm cụ thể. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch được xác định từ các nguồn chủ yếu là kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia do Nhà nước cấp hàng năm; ngân sách của tỉnh; các nguồn vốn hỗ trợ khác và huy động sự đóng góp của nhân dân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong hoạt động hàng năm, BQL di tích tỉnh đã xây dựng những kế hoạch cụ thể, trong đó tập trung vào các hoạt động như: thống kê, kiểm kê di tích, thống kê di vật, cổ vật tại các di tích, sưu tầm, in dập các tư liệu về di tích, tổ chức thăm dò thám sát tại các địa điểm khảo cổ…
2.4.3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa hóa
Trong những năm gần đây, lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DSVH được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều chủ trƣơng, chính sách cùng các văn bản 67 pháp quy về lĩnh vực này đã được ban hành.
Điều này được thể hiện rõ bằng việc Luật di sản văn hóa được thông qua và áp dụng vào thực tế. Luật di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đối với tỉnh Đắk Nông, ngay từ những năm đầu tái lập, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực DSVH, coi đó là một thế mạnh tiềm năng cần phát huy, khai thác phục vụ sự phát triển chung của toàn tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI (2015) nêu rõ quan điểm: “…Tăng cường quản lý Nhà nước, quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp văn hóa - xã hội, tiếp tục xây dựng nền văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống, lịch sử. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân ca quan họ, lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử và cách mạng”. Xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tế, tỉnh Đắk Nông đã ban hành ra một số văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Năm 2015, UBND tỉnh ra quyết định số 143/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng di tích Lịch sử - Văn hoá tỉnh Đắk Nông.
Mục đích của việc ban hành quy chế này là nhằm cụ thể hóa một số điều của Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phân công trách nhiệm các cấp, các ngành nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Quy chế gồm 3 chương, 19 điều, đây là văn bản quan trọng giúp các nhà quản lý di tích lịch sử có được công cụ pháp lý tiến hành các hoạt động nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. Quy chế quy định rõ những vấn đề liên quan đặc biệt là vấn đề bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã quy định rõ đối tượng được bảo quản, tu bổ; Thẩm quyền cấp phép và các nguyên tắc, quy trình cụ thể của việc tiến hành bảo quản tu, tu bổ, phục hồi di.
Với vấn đề quản lý sử dụng di tích lịch sử, quy định nêu ra các nội dung khá chặt chẽ về các mặt: quản lý về đất đai của di tích; công trình kiến trúc; cổ vật; tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; các nguồn kinh phí có liên quan đến di tích; quản lý các hoạt động nghiên cứu, tham quan du lịch tại di tích. Ngày 03/5/2015, UBND tỉnh Đắk Nông ra Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Văn bản này được ban hành căn cứ vào các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư của Nhà nước và Bộ VHTTDL về DSVH, di tích lịch sử văn hóa. Phạm vi điều chỉnh của được quy định là các hoạt động về quản lý di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các cấp, ngành trong quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Quy định này có nhiều điểm kế thừa từ bản Quy chế nhưng đã được bổ sung và hoàn thiện hơn vì đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, vấn đề tiếp nhận, quản lý các di vật, cổ vật từ những cuộc thăm dò khai quật khảo cổ học; vấn đề đăng kí, quản lý và công nhận cho các di vật, cổ vật cũng được đề cập đến trong văn bản… đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Do vậy, quy định được ban hành là cơ sở, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý di tích, di vật, cổ vật ở Đắk Nông có nhiều thuận lợi.
Ngoài các văn bản trên, tỉnh Đắk Nông còn ban hành một số các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Qui định chế độ thù lao đối với người trông coi, bảo vệ di tích lịch sử cách mạng, văn bản này được thay thế bằng Quy định chế độ thù lao đối với người trông coi, bảo vệ di tích lịch sử cách mạng xếp hạng Quốc gia và di tích lịch sử - văn hóa …
2.4.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Hằng năm, BQL di tích tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp quy của trung ương cũng như của tỉnh Đắk Nông có liên quan đến DSVH. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là các lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã; đại diện các BQL di tích địa phương, cán bộ văn hóa xã…
Nội dung phổ biến trong các lớp tập huấn bao gồm: - Giá trị của di sản văn hoá.
- Phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội;
- Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ DSVH.
- Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Các văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị…có liên quan đến DSVH;
- Các văn bản do UBND tỉnh, Sở VHTTDL ban hành về di tích lịch sử văn hóa như Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa tỉnh Đắk Nông, Quy định về quản lý di vật…Cán bộ giảng dạy tại các lớp tập huấn
thường là lãnh đạo của Sở VHTTDL, Phòng Di sản văn hóa, lãnh đạo BQL di tích tỉnh.
Ngoài ra, Sở Văn hoá thể thao và Du lịch còn mời các chuyên gia của Cục Di sản văn hóa, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực di sản… tham gia nói chuyện, cập nhật các thông tin về DSVH. Tại các lớp tập huấn, các gương tiêu biểu trong công tác quản lý di tích được mời để làm báo cáo điển hình ở các địa phương có công tác quản lý di tích lịch sử tốt. Việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích lịch sử nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về việc trùng tu, tu bổ, phát huy lợi thế của di tích lịch sử.
Tại các cuộc tập huấn, hội thảo, ban Tổ chức sẽ chú trọng hướng dẫn quy trình, thủ tục lập hồ sơ tu bổ di tích cho các đối tượng là lãnh đạo các phòng Văn hóa - Thông tin huyện, thị xã, các chủ tịch UBND xã, phường, các Trưởng thôn, buôn, bon có di tích nằm trong danh sách được hỗ trợ kinh phí. Tại hội nghị tập huấn, những vấn đề khúc mắc, chưa nắm rõ được quy trình, thủ tục lập hồ sơ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích được đưa ra trao đổi, thảo luận. Hoạt động này đã góp phần thiết thực giúp cho các địa phương xây dựng được hồ sơ trùng tu, tu bổ di tích theo đúng quy định của nhà nước. Việc tổ chức các lớp tập huấn giúp cho các đối tượng đang tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý di tích tại cơ sở hiểu biết sâu về Luật di sản văn hóa, từ đó áp dụng trong quá trình quản lý DSVH nói chung và di tích nói riêng.
Trên cơ sở nhận thức rõ những văn bản pháp quy mà nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tiến trình bảo tồn DSVH dân tộc. Điều cơ bản cần tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước. Ở cấp xã/phường, việc tuyên truyền về bảo vệ DSVH, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đài phát thanh.
Ngoài ra, ở một số địa phương có di tích lịch sử còn tổ chức được các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các chương trình văn nghệ, mở các cuộc vận động tuyên truyền, quán triệt pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu về lịch sử, giá trị của di tích ở địa phương. Từ đó hình thành được ý