phát huy các giá trị của di tích lịch sử
Mỗi di tích lịch sử văn hóa (vật thể và phi vật thể) đều chứa đựng trong đó những nội dung riêng biệt, độc đáo. Ở đó phản ánh, lưu giữ đặc trưng lịch sử dân tộc, đặc trưng nhân cách, phẩm giá, thế giới tinh thần, đạo
đức tâm lý con người, qua các thời kỳ lịch sử, sự đặc sắc của phong tục tập quán... của các dân tộc. Để chuyển tải một cách sinh động, trung thực, thuyết phục và hấp dẫn những giá trị nội dung đó là việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, mà quan trọng nhất đó là ngành du lịch. Công việc của hoạt động du lịch, tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch nhân văn. Không chuyển tải được nó, khách du lịch chỉ còn tìm thấy cái vỏ bề ngoài, cái vỏ kiến trúc, cái vỏ ngôn ngữ... của các di sản, nó vừa làm nghèo nàn đi các giá trị văn hóa dân tộc trước mắt khách du lịch, vừa hạn chế tính đa dạng của du lịch. Du lịch chỉ còn là phương thức giải trí, bồi bổ sức khỏe, nghỉ ngơi, thư giãn mà giảm đi ý nghĩa, tác dụng của sự tự bồi dưỡng tâm hồn, tự giáo dục nhân cách, tự làm phong phú thế giới tinh thần, tình cảm - thẩm mỹ của con người.
Nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã làm rất tốt khi có các cơ chế, chính sách để quản lý, trùng tu, khai thác các di tích lịch sử, tạo ra động lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Ở một số tỉnh, các di tích lịch sử cũng giống như Đắk Nông có thể không nhiều, không có gì thật đặc sắc nhưng đã biết khai thác sinh động các di tích lịch sử đó, làm nổi bật được tính độc đáo của nó trong sự tiếp nhận của khách du lịch nên hiệu quả của các di tích lịch sử. Đây cũng là một bài học về sự quản lý di tích lịch sử để tỉnh Đắk Nông quan tâm, tìm hiểu và học tập.