3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với Trung ương
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
DSVH. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, chính sách kịp thòi, phù họp, cụ thể hóa Luật Di sản văn hóa trong từng lĩnh vực hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa hiện nay.
Hai là, tăng cường tuyên truyền phổ biến Luật Di sản văn hóa, xây
dựng cơ chế, chính sách phù họp hỗ trợ, khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ các di tích.
Ba là, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy hoạch các di tích xây dựng
cơ chế chính sách tài chính mang tính chuyên ngành liên quan đến lập dự án, thiết kế, giám sát thi công tu bổ di tích để thực hiện thống nhất trên cả nước.
Bốn là, tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di
tích và hoạt động tu bổ di tích trên cả nước; xây dựng cơ chế xử lý vi phạm đối với các vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong quản lý di tích lịch sử văn hóa.
3.3.2. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông
Cần ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm tại các di tích, nhất là không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất của khu di tích.
Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết địnhSố: 37/2015/QĐ-UBND, có kế hoạch trùng tu, sửa chữa, chống xuống
cấp của các di tích.
Chỉ đạo Sở Tài Nguyên – Môi trường phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Ban hành Chương trình mcụ tiêu giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn 2030 để hỗ trợ trong thời gian đầu đối với các di tích lịch sử.
Ưu tiên ngân sách để xây dựng trụ sở Bảo tàng tỉnh tại trung tâm Thị xã để thuận lợi trong thu hút khách tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu và giáo dục các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống trong tỉnh.
3.3.3. Đối với Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 73/CT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về tăng cường công tac quản lý di tích và nâng cao chất lượng các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh đến năm 2025.
Cần tăng cường mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cũng như công tác quản lý cho cán bộ phụ trách văn hoá ở các địa phương và ban quản lý di tích. Thực hiện công tác tuyên truyền Luật Di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn để nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ, giữ gìn giá trị di tích.
Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện xử lý theo thẩm quyền, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý triệt để các trường hợp vi phạm theo đúng qui định nhằm hạn chế tình trạng xâm hại di tích.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh gắn việc kinh doanh du lịch.
Chỉ đạo phòng Văn hoá thông tin hàng năm xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá theo Quyết định số 37/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án phân cấp quản lý di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Kiểm tra, rà soát lại các di tích trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý hành vi xâm hại và có biện pháp khắc phục để phục hồi giá trị di tích.
Chỉ đạo các ngành phối hợp thực hiện tốt phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục và đào tạo phát động để góp phần chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn di tích, mặt khác có thể giáo dục truyền thống cách mạng, giá trị của các di tích lịch sử văn hoá cho các em học sinh.
Tiểu kết
Để tăng cường quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cần quán triệt các quan điểm thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Có sự phân công, phân cấp hợp lý, khoa học, khả thi giữa Trung ương và địa phương, có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan được giao chủ trì là Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch với các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn trong quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa phải bảo tồn, tôn tạo, phát huy được các giá trị của các di tích; phải phục vụ tốt cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn và các tổ chức quốc tế trong tôn tạo, trùng tu, phát huy các giá trị của các di tích.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp: sớm hoàn thiện quy hoạch, có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy
các giá trị các di tích; ban hành và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; hoàn thiện bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh; huy động mọi nguồn lực trong đó có các nguồn lực xã hội và quốc tế cho tôn tạo, trùng tu các di tích; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa (di tích lịch sử – văn hóa) theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Trước hết cần khẳng định di tích lịch sử tồn tại một cách khách quan, có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như mỗi địa phương. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc nói chung, di tích lịch sử nói riêng ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt di tích lịch sử văn hóa cách mạng đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo và rất nhiều cổ vật, di vật đã được bảo vệ... Những thành tựu trên đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như của toàn dân trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa "Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã đề ra.
Từ khi Đất nước ta khởi xướng chủ trương đổi mới, sau 30 năm, diện mạo về một hình ảnh Việt Nam đã thay đổi về cơ bản, là một nước có mức tăng trưởng kinh tế cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đời sống tinh thần ngày càng được đề cao, tình hình chính trị ổn định... Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là chúng ta đã biết phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội; hay nói đúng hơn là chúng ta đã phát triển kinh tế trên nền tảng của văn hóa, là sự gắn kết giữa hiện tại và quá khứ, giữa cái cốt cách của dân tộc với cái văn minh của nhân loại... trong đó, sự trầm lắng của di sản văn hóa là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, khi công cuộc đổi mới của đất nước tương đối phát triển, du lịch Việt Nam mới thực sự được cất cánh. Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, làng nghề, sản phẩm nghề thủ công truyền thống và những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc đã được khai thác giới thiệu với du khách và luôn là những đề tài nghiên cứu, xây dựng, để cho những tài nguyên văn
hóa đó trở thành những sản phẩm du lịchvăn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong thực tiễn hiện nay, còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy, khai thác, sử dụng các giá trị di sản văn hóa mang tính bền vững và xem nó là một nguồn tài nguyên độc đáo, chủ yếu của du lịch mà luận văn này đã đề cập tới.
Du lịch văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng đã và đang được xem là đối tượng chính cho du lịch phát triển, nhưng nếu không chú trọng xác lập được mối quan hệ giữa văn hóa du lịch với những sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt của mỗi vùng, địa phương thì ngay cả du lịch văn hóa với đầy đủ sức hấp dẫn tiềm tàng của nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cũng sẽ ít cơ hội phát triển bền vững.
Từ những bất cập và bài học nêu trên, luận văn đã phân tích và đưa ra khái niệm quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch; phân loại về di tích, danh thắng cũng như phân tích đặc điểm nổi trội của hệ thống di tích danh thắng Đắk Nông để từ đó xây dựng các tuyến du lịch phù hợp với đối tượng và nhu cầu tham quan du lịch. Từ thực tiễn của công tác quản lý di tích, danh thắng của Đắk Nông; từ kinh nghiệm của một số nước có kinh nghiệm hơn ta về bảo tồn di tích gắn với phát tiễn du lịch cũng như mô hình tổ chức quản lý khai thác có hiệu quả của một số tỉnh khác, luận văn đã đi sâu phân tích, khái quát hóa những vấn đề thực tiễn của quá trình ban hành, tổ chức thực hiện và kết quả bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích, tìm ra những mặt được, chưa được, nguyên nhân của nó nhằm đưa ra những quan điểm, định hướng, những giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch bền vững ở Đắk Nông trong giai đoạn phát triển mới.
Tám nhóm các giải pháp đã trình bày có tính cơ bản nhất nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá ở Đắk Nông; dẫu biết rằng đó chưa hẳn đã phù hợp với cả nước song dẫu sao cũng là cơ sở để tham khảo và có thể vận dụng phần nào cho các tỉnh khác nếu có những điểm tương đồng.
Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng, việc tìm giải pháp phù hợp, có hiệu quả là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Với việc đưa ra một số chính sách và giải pháp chủ yếu để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử văn hoá ở tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, hy vọng nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp cho những người tổ chức thực hiện tham khảo và có thể vận dụng vào thực tiễn để phát triển văn hóa và du lịch ở Đắk Nông hiện nay.
ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Đắk Nông (1930-2005) (2006), nhà in Đắk Nông. 2 . Phong trào khởi nghĩa N’ Trang Lơng (1912- 1936), Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật 2012.
3. Cẩm nang xúc tiến đầu tư Đắk Nông (2015), Nxb Thông tấn.
4. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015- 2020.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Tài chính (1992), Thông tư liên bộ số 54/TT-
LB ngày 11-8 của Bộ Văn hoá - Thông tin - Bộ Tài chính về chế độ cấp phát, quản lý tài chính đối với các bảo tàng và di tích, Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Chỉ thị 72/CT-BVHTT, ngày 30-8 về tăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
8. Bộ Văn hóa - Thông tin (1999), Chỉ thị số 60/CT-BVHTT, ngày 06-5 vềtăng cường quản lý bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24-7 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội.
10. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06-2
của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, Hà Nội.
11. Bộ Văn hóa - Thông tin (2006), Văn bản pháp quy về văn hóa - thông tin, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
12. Chính phủ (2000), Chỉ thị 07/CT-CP, ngày 30-3 về bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, Hà Nội.
13. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg, ngày 18-2 của Thủ tướng
Chính phủ nước về bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, Hà Nội.
14. Chính phủ (2007), Quyết định số 123/2007/QĐ-TTg ngày 30-7 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và
15. Cục Di sản văn hóa (2008), Một con đường tiếp cận Di sản văn hóa, tập 4, Nxb Thế giới, Hà Nội.
16. Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hoá - tiếp cận lý luận và thực tiễn, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
17. Nhiều tác giả (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Trường Đại học Văn hóa (1993), Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Xưởng in Trung tâm thông tin Khoa học kỹ thuật Quân sự.
20. Lịch sử Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đắk Nông (1945 - 2007).
21. Lịch sử công tác Đảng, công tác Chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đắk Nông (1945 - 2010).
22. Lịch sử Nhà ngục Đắk Mil; Lịch sử căn cứ kháng chiến Nâm Nung…
TRANG WEB
23. http://dangcongsan.vn/cpv/index.html.
24. http://dulich.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?
25. http://www.sggp.org.vn/kinhte/dulichkhampha/2008/12/174630/ 26. http://whc.unesco.org/archive/convention-en.pdf.