2.4. Các hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông
2.4.3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn
qua các dịch vụ và thu phí tham quan di tích.
Kế hoạch được thực hiện theo từng năm và tập trung vào các nhóm cụ thể. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch được xác định từ các nguồn chủ yếu là kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia do Nhà nước cấp hàng năm; ngân sách của tỉnh; các nguồn vốn hỗ trợ khác và huy động sự đóng góp của nhân dân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong hoạt động hàng năm, BQL di tích tỉnh đã xây dựng những kế hoạch cụ thể, trong đó tập trung vào các hoạt động như: thống kê, kiểm kê di tích, thống kê di vật, cổ vật tại các di tích, sưu tầm, in dập các tư liệu về di tích, tổ chức thăm dò thám sát tại các địa điểm khảo cổ…
2.4.3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử văn hóa hóa
Trong những năm gần đây, lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị DSVH được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhiều chủ trƣơng, chính sách cùng các văn bản 67 pháp quy về lĩnh vực này đã được ban hành.
Điều này được thể hiện rõ bằng việc Luật di sản văn hóa được thông qua và áp dụng vào thực tế. Luật di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đối với tỉnh Đắk Nông, ngay từ những năm đầu tái lập, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã dành nhiều quan tâm đến lĩnh vực DSVH, coi đó là một thế mạnh tiềm năng cần phát huy, khai thác phục vụ sự phát triển chung của toàn tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI (2015) nêu rõ quan điểm: “…Tăng cường quản lý Nhà nước, quan tâm đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp văn hóa - xã hội, tiếp tục xây dựng nền văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống, lịch sử. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân ca quan họ, lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử và cách mạng”. Xuất phát từ đặc điểm và tình hình thực tế, tỉnh Đắk Nông đã ban hành ra một số văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng. Năm 2015, UBND tỉnh ra quyết định số 143/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng di tích Lịch sử - Văn hoá tỉnh Đắk Nông.
Mục đích của việc ban hành quy chế này là nhằm cụ thể hóa một số điều của Luật di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phân công trách nhiệm các cấp, các ngành nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Quy chế gồm 3 chương, 19 điều, đây là văn bản quan trọng giúp các nhà quản lý di tích lịch sử có được công cụ pháp lý tiến hành các hoạt động nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. Quy chế quy định rõ những vấn đề liên quan đặc biệt là vấn đề bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã quy định rõ đối tượng được bảo quản, tu bổ; Thẩm quyền cấp phép và các nguyên tắc, quy trình cụ thể của việc tiến hành bảo quản tu, tu bổ, phục hồi di.
Với vấn đề quản lý sử dụng di tích lịch sử, quy định nêu ra các nội dung khá chặt chẽ về các mặt: quản lý về đất đai của di tích; công trình kiến trúc; cổ vật; tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; các nguồn kinh phí có liên quan đến di tích; quản lý các hoạt động nghiên cứu, tham quan du lịch tại di tích. Ngày 03/5/2015, UBND tỉnh Đắk Nông ra Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Văn bản này được ban hành căn cứ vào các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư của Nhà nước và Bộ VHTTDL về DSVH, di tích lịch sử văn hóa. Phạm vi điều chỉnh của được quy định là các hoạt động về quản lý di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp của các cấp, ngành trong quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Quy định này có nhiều điểm kế thừa từ bản Quy chế nhưng đã được bổ sung và hoàn thiện hơn vì đã đề cập tới những vấn đề liên quan đến di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia, vấn đề tiếp nhận, quản lý các di vật, cổ vật từ những cuộc thăm dò khai quật khảo cổ học; vấn đề đăng kí, quản lý và công nhận cho các di vật, cổ vật cũng được đề cập đến trong văn bản… đây là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Do vậy, quy định được ban hành là cơ sở, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý di tích, di vật, cổ vật ở Đắk Nông có nhiều thuận lợi.
Ngoài các văn bản trên, tỉnh Đắk Nông còn ban hành một số các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Qui định chế độ thù lao đối với người trông coi, bảo vệ di tích lịch sử cách mạng, văn bản này được thay thế bằng Quy định chế độ thù lao đối với người trông coi, bảo vệ di tích lịch sử cách mạng xếp hạng Quốc gia và di tích lịch sử - văn hóa …
2.4.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích
Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Hằng năm, BQL di tích tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp quy của trung ương cũng như của tỉnh Đắk Nông có liên quan đến DSVH. Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là các lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã; đại diện các BQL di tích địa phương, cán bộ văn hóa xã…
Nội dung phổ biến trong các lớp tập huấn bao gồm: - Giá trị của di sản văn hoá.
- Phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội;
- Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ DSVH.
- Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
- Các văn bản dưới luật như các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị…có liên quan đến DSVH;
- Các văn bản do UBND tỉnh, Sở VHTTDL ban hành về di tích lịch sử văn hóa như Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa tỉnh Đắk Nông, Quy định về quản lý di vật…Cán bộ giảng dạy tại các lớp tập huấn
thường là lãnh đạo của Sở VHTTDL, Phòng Di sản văn hóa, lãnh đạo BQL di tích tỉnh.
Ngoài ra, Sở Văn hoá thể thao và Du lịch còn mời các chuyên gia của Cục Di sản văn hóa, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực di sản… tham gia nói chuyện, cập nhật các thông tin về DSVH. Tại các lớp tập huấn, các gương tiêu biểu trong công tác quản lý di tích được mời để làm báo cáo điển hình ở các địa phương có công tác quản lý di tích lịch sử tốt. Việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích lịch sử nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về việc trùng tu, tu bổ, phát huy lợi thế của di tích lịch sử.
Tại các cuộc tập huấn, hội thảo, ban Tổ chức sẽ chú trọng hướng dẫn quy trình, thủ tục lập hồ sơ tu bổ di tích cho các đối tượng là lãnh đạo các phòng Văn hóa - Thông tin huyện, thị xã, các chủ tịch UBND xã, phường, các Trưởng thôn, buôn, bon có di tích nằm trong danh sách được hỗ trợ kinh phí. Tại hội nghị tập huấn, những vấn đề khúc mắc, chưa nắm rõ được quy trình, thủ tục lập hồ sơ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích được đưa ra trao đổi, thảo luận. Hoạt động này đã góp phần thiết thực giúp cho các địa phương xây dựng được hồ sơ trùng tu, tu bổ di tích theo đúng quy định của nhà nước. Việc tổ chức các lớp tập huấn giúp cho các đối tượng đang tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý di tích tại cơ sở hiểu biết sâu về Luật di sản văn hóa, từ đó áp dụng trong quá trình quản lý DSVH nói chung và di tích nói riêng.
Trên cơ sở nhận thức rõ những văn bản pháp quy mà nâng cao vai trò, trách nhiệm trong tiến trình bảo tồn DSVH dân tộc. Điều cơ bản cần tuân thủ những nguyên tắc đã được nêu ra trong các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước. Ở cấp xã/phường, việc tuyên truyền về bảo vệ DSVH, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đài phát thanh.
Ngoài ra, ở một số địa phương có di tích lịch sử còn tổ chức được các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các chương trình văn nghệ, mở các cuộc vận động tuyên truyền, quán triệt pháp luật về bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu về lịch sử, giá trị của di tích ở địa phương. Từ đó hình thành được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với việc bảo vệ, giữ gìn các di tích nơi mình đang sinh sống, khơi dậy được lòng trân trọng của cộng đồng đối với các DSVH của địa phương.
2.5. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tích lịch sử văn hóa
2.5.1. Hoạt động bảo tồn di tích
Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được khởi dựng cho đến nay nhiều công trình đã xuống cấp, sự khắc nghiệt của thời tiết của vùng Tây Nguyên cùng với sự thiếu quan tâm trùng tu, sự động của con người làm hư hại. Do vậy nội dung quan trọng của hoạt động quản lý là phải tiến hành các hoạt động cần thiết để duy trì, bảo vệ các DSVH này. Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di tích là công việc xác định giá trị của di tích, phát hiện và thu thập các tư liệu để khẳng định giá trị của các di tích từ đó lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng. Hoạt động này phải tuân theo các quy trình khoa học và pháp lý chặt chẽ. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tiến hành phối hợp với các BQL tiến hành kiểm kê các di tích trên địa bàn tất cả các huyện, thị xã theo quan điểm nhất quán, tổ chức thường xuyên.
Hoạt động kiểm kê di tích được tiến hành theo các nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu, phát hiện thống kê di tích lịch sử;
- Khảo sát phân tích để nắm được giá trị, thực trạng và tình trạng kỹ thuật của di tích lịch sử;
- Lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử;
- Quản lý và phổ biến hồ sơ.
Việc thống kê, kiểm kê được tiến hành hàng năm, trên địa bàn các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, thôn, bon, buôn và từng di tích. Trong mỗi di tích được kiểm kê phản ánh rõ tình trạng về mọi mặt giá trị như lịch sử khởi dựng, quá trình trùng tu tôn tạo…
Năm 2013, cơ quan quản lý đã tiến hành thống kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh, bao gồm các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, di tích xếp hạng cấp tỉnh và các di tích chưa được xếp hạng theo từng địa bàn cụ thể.
Tính đến hết năm 2015, Đắk Nông đã có 8 di tích được công nhận xếp hạng, trong đó có 6 di tích lịch sử quốc gia, 02 danh thắng cấp quốc gia. Việc xếp hạng di tích là hoạt động quan trọng, cần được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn. Thực chất xếp hạng di tích chính là một biện pháp quản lý nhà nước hướng tới mục tiêu đặt di tích dưới sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp luật, phải nhìn nhận xếp hạng di tích trong cả một quá trình hoạt động.
Trước hết, xếp hạng di tích được xuất phát từ nguyện vọng của cộng đồng được đón nhận, ủng hộ và hướng dẫn của cơ quan quản lý di tích các cấp. Việc xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích là quá trình nhận diện giá trị di tích, thức tỉnh nhận thức của cộng đồng, bằng xếp hạng và hồ sơ khoa học về di tích là cơ sở khoa học và pháp lý cho việc bảo tồn và đấu tranh chống lại các hiện tượng vi phạm xảy ra. Trên thực tế cho thấy, hiệu quả của việc xếp hạng di tích không chỉ mang lại niềm tự hào cho người dân địa phương mà nếu có cách thức phù hợp sẽ làm cho di tích đó có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Hiện nay, việc thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử chủ yếu bằng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn chưa được khắc phục triệt để, trong đó có cả một số di tích có giá trị đặc biệt và tiêu biểu chưa được đầu tư, tu bổ dẫn đến tình trạng hoang phế như: Di tích lịch sử N’Trang Gưh là Di tích lịch sử cấp quốc gia, sau 5 năm đón nhận, di tích này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo ông Phan Xuân Diến, Trưởng Phòng VH-TT huyện Krông Nô thì từ khi được công nhận, địa phương chỉ có một quyết định chứng nhận, còn bộ phận tiếp nhận di tích cũng không hề có một văn bản cụ thể nào về việc trùng tu, bảo quản. Do trên không cấp kinh phí nên các hoạt động tại di tích chỉ dừng ở mức độ duy trì hiện trạng.
Di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo bị người dân xâm lấn diện tích đất để canh tác … Ở một số di tích lịch sử, việc tu bổ, tôn tạo vẫn còn hiện tượng tùy tiện, không tuân thủ sự quản lý của nhà nước và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nhiều vi phạm chưa được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
2.5.2. Hoạt động quản lý di vật, cổ vật tại các di tích
Các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong các di tích lịch sử - văn hóa, gắn liền với không gian bên trong của di tích. Công trình kiến trúc là bất động sản, không thể di dời khỏi không gian mà nó tồn tại, trong khi đó các di vật, cổ vật trong di tích lại dễ dàng lấy đi khỏi nơi tồn tại của nó. Hiện nay, số lượng các di vật, cổ vật trong các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là không nhiều chính vì vậy đòi
hỏi hoạt động quản lý di vật, cổ vật phải được đặc biệt quan tâm. Năm 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, sở Văn hoá thông tin thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản để quản lý và sử dụng các di vật, cổ vật.Những văn bản này quy định cụ thể vấn đề bảo vệ di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia tại các di tích.
Về các hoạt động cụ thể, BQL di tích Đắk Nông trong những năm qua đã tiến hành kiểm kê, thống kê di vật, cổ vật tại một số điểm di tích.Việc làm này được tiến hành theo hướng dẫn của chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng