2.1.1. Địa danh và tiến trình lịch sử
Vào thế kỷ XIX, vùng Đắk Nông là nơi xa xôi, hẻo lánh, dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, sống theo cộng đồng, thị tộc, bộ lạc, trải trên một địa bàn rộng lớn. Ngay từ lúc này, Đắk Nông đã được xác định là vùng đất giầu tiềm năng để phát triển kinh tế và có vị trí chiến lược về quân sự đối với khu vực. Vì vậy, các giáo sĩ phương Tây đã tổ chức khảo sát, vẽ bản đồ thổ nhưỡng và dân cư địa phương nhằm phục vụ cho việc truyền giáo, chinh phục và khai thác của thực dân Pháp. Sauk hi xâm lược Việt Nam, Pháp nhanh chóng đưa quân đến Vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, thiết lập bộ máy cai trị của chính quyền thực dân pháp. Pháp thành lập một số đồn điền ở vùng này để nghiên cứu và kiểm soát dân chúng, tập trung ở huyện Đắk Mil, Đắk Song ngày nay.
Năm 1959, Chính quyền Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh thành lập tỉnh Quảng Đức, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tháng 5 năm 1975 thi hành chủ trương của Trung ương, chúng ta vẫn lấy tên là tỉnh Quảng Đức.
Đến tháng 11 năm 1975 tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003 QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Khi thành lập tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,32km2, dân số là 392.070 người với 32 dân tộc anh em sinh sống.
Cho đến nay toàn tỉnh có 8 huyện và một thị xã, với dân số là 636.000 người, thu nhập bình quân đầu người 35 triệu đồng/năm, bào dân tộc thiểu số chiếm 47%.
2.1.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía nam Tây Nam của Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Campuchia.
Cao nguyên Mnông theo thư tịch của người Pháp thường được gọi là cao nguyên trung tâm nam Đông Dương, gọi tắc là cao nguyên Trung Tâm (Cplatteau Central). Theo cách gọi như vậy là trung tâm nằm ngay, “ngã ba ranh giới” của ba xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên.
Địa thế cao nguyên Mnông, nhìn chung như một mái nhà. Các nhà địa lý học gọi đây là “mái nhà của cực nam Đông Dương”, đường nóc là một cao nguyên dài và dẹp, rộng tương đương gần 4000km2, có độ cao trung bình 800m. Từ Cao nguyên này đổ xuống đường nóc chủ yếu sườn dốc, với mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Đắk Nông là tỉnh có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh – quốc phòng. Là cửa ngõ phía Nam của Tây Nguyên. Đăk Nông có hệ thống giao thông đường bộ quan trọng, trong thời kỳ chiến tranh cũng như hiện nay, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 14 chạy qua, con đường lối liền tỉnh Đắk Nông đi thành phố Hồ Chí Minh, là huyết mạch xuyên xuống vùng đồng bằng châu thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, Ngoài ra, tỉnh còn có quốc lộ 28 nối liền Đắk Nông với huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng, một tỉnh có điều kiện thuận lợi về phát triển du lịch dựa vào di tích lịch sử và danh thắng, là một tỉnh có trên 130 km đường bộ chạy dọc biên giới nối
liền với tỉnh Mundunkiri qua cửa khẩu Bu Prang, đây là tuyến hết sức quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng.