Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 34 - 37)

1.7. Một số kinh nghiệm của các tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy

1.7.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Đắk Nông

Những kinh nghiệm trên cho thấy hai bài học quan trọng:

- Thứ nhất, có cơ chế, chính sách phù hợp cùng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác dộng nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.

- Thứ hai, có hệ thống quản lý đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn các di tích này

- Thứ ba, có nguồn nhân lực chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn các các di tích.

- Thứ tư, truyền thống giáo dục về di sản văn hóa tốt để tăng cường nhận thức, ý thức và hành vi ứng xử của cộng đồng và từng người dân.

- Thứ năm, đảm bảo đầu tư ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực từ xã hội cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa.

- Cuối cùng là sự kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích với hoạt động kinh tế, nhất là phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và khái quát những quan niệm cơ bản về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; làm rõ khái niệm về di tích. Đồng thời luận văn cũng đi sâu phân tích khái niệm quản lý và trình bày quan niệm quản lý gắn với phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa di tích lịch sử với phát triển của ngành du lịch bền vững, luận văn đã khẳng định rằng, muốn bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn các giá trị củ di tích lịch sử thì phải dựa vào sự đầu tư về cơ chế, chính sách và ngược lại muốn phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội thì phải dựa vào văn hóa, nuôi dưỡng văn hóa. Văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng chính là nguồn lực, là động lực để phát triển du lịch và ngược lại, kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế du lịch tạo điều kiện để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử (nói riêng) và văn hóa (nói chung). Việc làm rõ vai trò của di tích lịch sử trong sự phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để đưa ra những chính sách và giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử trong giai đoạn phát triển mới của đất nước nói chung và của tỉnh Đắk Nông nói riêng.

Chương này cũng đề cập đến việc nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh như Kon Tum, Lâm Đồng... là những tỉnh có kinh nghiệm xây dựng chính sách, giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử nhằm vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm hay trong công tác quản lý, xây dựng và ban hành một số chính sách giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu

quả khai thác di tích thông qua hoạt động du lịch với một quan điểm nhất quán là phát triển bền vững.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)