2.5. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch
2.5.3. Hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích lịch sử gắn với du
với du lịch
Những năm qua, việc phối hợp giữa quản lý di tích lịch sử văn hóa và phát triển du lịch ở Đắk Nông bước đầu được chú trọng. Với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch, Đắk Nông có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Đắk Nông là tỉnh có tài nguyên du lịch từ các di tích lịch sử ít, mặc dù có hệ thống cụm thác đẹp, tuy nhiên chưa được đầu tư mang tính toàn diện, chưa tạo được dấu ấn đặc sắc, lại không phải là điểm đến để mua sắm, nghỉ
dưỡng nên có thể khẳng định rằng, số lượng khách chủ yếu được thu hút bởi các lượt khách tự phát.
Năm 2011, tỉnh Đắk Nông phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, quan điểm chỉ đạo là phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực đồng thời gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mục tiêu là đưa Đắk Nông trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái của Cao Nguyên, đưa ngành du lịch tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Phát triển, khai thác các tiềm năng di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch góp phần vào tăng Trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
Đắk Nông sẽ tạo các sản phẩm đặc thù trên cơ sở tiềm năng vốn có đó các DSVH tiêu biểu như lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.
Cùng với việc phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa thông qua hình thức du lịch, thì việc gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của các nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương cũng là một hình thức phát huy giá trị có tác dụng tích cực.
Hầu hết các di tích lịch sử là những công trình lịch sử qua hai cuộc kháng chiến. Vì vậy các di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống, trong việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa, động viên nhân dân đoàn kết, thi đua thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện theo chỉ thị xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ Giáo dục - Đào tạo với mục đích học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương…góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương. Cho đến nay, một số các di tích đã xếp hạng ở Đắk Nông đều được các trường phổ thông trên địa bàn định kỳ phối hợp với BQL di tích tại địa phương để tổ chức cho học sinh tiến hành vệ sinh cảnh quan, môi trường tại di tích và thường xuyên tổ chức cho học sinh tới học tập, thăm quan, tìm hiểu về các di tích ở địa phương.
Đoàn thanh niên của các cơ quan cũng tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, như tổ chức thăm viếng, kể chuyện truyền thống, thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của danh nhân cách mạng. Nhiều hoạt động có ý nghĩa khác cũng được tổ chức …
Hiện nay, tỉnh Đoàn đang thực hiện chương trình Tuổi trẻ Đắk Nông hành trình theo dấu ấn lịch sử với nhiều hoạt động thiết thực gắn với các di tích lịch sử cách mạng tại địa phương, phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài cách mạng Đắk Nông - mục đích thông qua tác phẩm văn học nghệ thuật để tuyên truyền quảng bá tới nhân dân, du khách thập phương trong nước và quốc tế về con người và những nét đẹp của vùng quê giàu bản sắc và cách mạng. Đối tượng tham dự cuộc thi được mở rộng cho tất cả những ai quan tâm, mong muốn tham gia. Cuộc thi là cơ hội tốt để cho người dân trong cả nước thêm hiểu biết về các DSVH vật thể mà cụ thể là các di tích lịch sử của Đắk Nông.
Do vậy việc giới thiệu, quảng bá di tích bằng các nguồn thông tin đại chúng là điều rất cần thiết nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Những năm qua, ngành văn hóa Đắk Nông đã
tổ chức giới thiệu, quảng bá về DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng.
Báo Đắk Nông số ra hàng ngày có các chuyên mục giới thiệu về các di tích lịch sử… Tạp chí Nâm Nung của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Nông thường giới thiệu về những di tích lịch sử của đất Đắk Nông.
Các website cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Sở VHTTDL cũng có những chuyên mục văn hóa, di tích, lễ hội, phong tục tập quán…thường xuyên đưa tin bài, ảnh về các di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Việc giới thiệu, quảng bá về di tích cũng được chính quyền địa phương, các BQL di tích tiến hành in ấn, xuất bản các cuốn sách, các tờ gấp… giới thiệu về di tích, lễ hội tại di tích tiêu biểu như cuốn Lịch sử đường hành lang chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (1954- 1975); cuốn Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912 - 1936)
2.5.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về di tích
Muốn thực hiện tốt công tác quản lý trước hết phải hiểu về di tích, điều đó cũng có nghĩa muốn quản lý tốt đối tượng ta phải hiểu đối tượng mà mình cần quản lý, muốn làm được như vậy thì việc nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng ấy phải được thực hiện một cách thật thấu đáo, kỹ càng trên tất cả các mặt, các khía cạnh. Việc nghiên cứu để nhận biết, phân loại giá trị các di tích, nhận thức những mặt tiêu biểu và những nét tiềm ẩn, đề ra hướng bảo vệ, phát huy tác dụng di tích một cách tích cực nhất. Việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa được tiến hành dưới một số hình thức sau:
- Phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên ngành về di tích lịch sử văn hóa: Hội thảo khoa học Đường hành lang chiến lược trong kháng chiến chống
Mỹ (1954- 1975). Hội thảo thu hút các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực DSVH, sử học, các nhà quản lý di sản. Các tham luận đã đề cập tới di tích lịch sử. Nhiều ý kiến, tham luận tập trung phân tích hiện trạng các di tích, các giá trị văn hóa gắn với các di tích đó cũng như những giải pháp bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa
Tại một số di tích lịch sử nhưdi tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4, di tích lịch sử Đồi 722 …cũng tổ chức các hội thảo khoa học nhằm làm rõ giá trị, các vấn đề có liên quan trực tiếp tới di tích, những kết quả nghiên cứu sẽ là những định hướng cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
- Tổ chức nghiên cứu, viết bài, xuất bản ấn phẩm giới thiệu về giá trị của các di tích cũng là một hình thức nhằm tìm hiểu sâu về di tích, qua đó có thể giới thiệu quảng bá về các di tích này.
Những năm qua, nhiều ấn phẩm viết về các di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông đã được xuất bản tiêu biểu như: cuốn Lịch sử đường hành lang chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (1954- 1975); cuốn Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912 - 1936), cuốn lịch sử phong trào đấu tranh của tù nhân nhà ngục Đắk Mil. Các ấn phẩm này là tập hợp các bài viết nghiên cứu sâu trên cơ sở của sự nghiên cứu, nội dung đề cập về các mặt như lịch sử hình thành, những đóng góp của di tích lịch sử, giá trị tiêu biểu, hiện trạng…
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về giá trị các di tích cũng được tiến hành. Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát khảo cổ diễn ra ở nhiều di tích tiêu biểu. Từ những kết quả nghiên cứu khảo cổ này đã đặt ra những vấn đề cần bảo tồn các di sản đó một cách hợp lý, vừa giữ được di sản vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng.
2.5.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra
Căn cứ vào Luật di sản văn hóa và các văn bản dưới Luật của Đảng và Nhà nước; Căn cứ vào quyết định số 143/2008/QĐ-UBND và quyết định số 242/2014/QĐ- UBND, từ năm 2010 đến nay, Thanh tra Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đã xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra hàng năm với các vấn đề có liên quan đến chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa như: tu bổ, tôn tạo di tích, bảo vệ di vật, cổ vật trong di tích, lấn chiếm đất đai của di tích; Theo dõi, tiếp nhận thông tin phản ánh từ nhân dân về những vi phạm có liên quan đến việc quản lý di tích để có biện pháp kịp thời hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo pháp luật. Thanh tra Sở VHTTDL đã phối hợp với các đơn vị có liên quan: BQL di tích, Thanh tra của UBND tỉnh, Sở Công an, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên môi trường, Ban Tuyên giáo tỉnh, Sở Tài chính… để tổ chức kiểm tra theo định kỳ và xử lý đơn thư khiếu nại các vụ vi phạm di tích.
2.6. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa ở Đắk Nông
2.6.1. Ưu điểm
- Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: đã phân cấp quản lý đến cấp xã, phường, tất cả các di tích được nhà nước xếp hạng đều được thành lập BQL, điều này ít nhiều đảm bảo cho các di tích có được sự quan tâm từ hai phía là chính quyền và cộng đồng người dân địa phương. Các BQL di tích cũng bước đầu có sự phối hợp với chính quyền, với BQL cấp trên vì vậy đã xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa.
- Vai trò quản lý của nhà nước được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể:
Nhiều văn bản pháp quy được chính quyền địa phương ban hành mang tính chỉ đạo, định hướng cho hoạt động bảo tồn - gìn giữ DSVH, tiêu biểu như: UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá năm 2008; năm 2015, ban hành Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đây là những văn bản có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, hành lang pháp lý cho các ban ngành, tổ chức nắm rõ quyền và nghĩa vụ của các cấp trong vấn đề quản lý và khai thác giá trị DSVH. Có thể nói, cùng với các văn bản pháp quy về DSVH do Chính phủ, Bộ VHTTDL ban hành thì các văn bản của địa phương là cơ sở, là những chính sách đặc thù để các cơ quan chuyên môn tiến hành công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh một cách tốt nhất.
Thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về các văn bản luật, dưới luật về DSVH, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các phòng Văn hóa - Thông tin, Ban Văn hóa xã, thôn, BQL các di tích… và có phối kết hợp để kiểm tra, nắm bắt tình hình quản lý các di tích lịch sử, các lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh. Do vậy nhiều hành vi vi phạm di tích được phát hiện và kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Việc nghiên cứu, lập hồ sơ, tiến hành xếp hạng di tích là biện pháp quan trọng và có hiệu quả. Các di tích được pháp luật bảo vệ, mọi sự xâm hại di tích sẽ bị ngăn chặn, xử lý. Hiện nay, toàn bộ các di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được thống kê về loại, loại hình, đặc điểm và sự phân bố từ đó đã cho thấy được cái nhìn tổng quát về hệ thống di tích trên địa bàn để làm cơ sở tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống tu bổ, tôn tạo cho toàn bộ các di tích trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn của nhà nước cấp cho việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Nhiều di tích trọng điểm được trùng tu, tôn tạo như: nhà ngục Đắk Mil, khu căn cứ địa B4…
Ngoài ra, đã huy động các nguồn kinh phí từ cộng đồng tham gia vào việc tu bổ, tôn tạo di tích với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Sở VHTTDL, BQL di tích tỉnh Đắk Nông cùng chính quyền, các BQL di tích địa phương đã phối hợp cùng cộng đồng thực hiện có hiệu quả. Kết quả là nhiều di tích đã thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại, biến mất và nhiều di tích được trùng tu, tu bổ đưa vào phục vụ nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu như: di tích nhà Ngục Đắk Mil, Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV.
- Việc tiến hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về di tích, giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp di tích, di vật tại các địa phương bước đầu đã giải tỏa được bức xúc của người dân ở một số địa phương. Bên cạnh đó đã có những hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích trong bảo vệ, phát huy giá trị DSVH.
- Vai trò của cộng đồng: trong quản lý di tích lịch sử, cộng đồng đóng vai trò quan trọng, đã thu hút, huy động được một lượng lớn người dân tham gia vào hoạt động quản lý. Hầu hết các BQL di tích tại địa phương đều có thành phần đại diện của cộng đồng tham dự.
2.6.2- Về hạn chế
- Về khách quan: Các di tích ở Đắk Nông cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã tồn tại theo thời gian, cho đến nay đã xuống cấp. Điều kiện khí hậu của khu vực Tây Nguyên khắc nghiệt đã gây tác động trực tiếp đến các di tích lịch sử...
+ Vai trò quản lý của cơ quan quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
+ Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật di sản văn hóa cho cộng đồng chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tiến hành thường xuyên, mới chỉ tập trung vào các BQL di tích còn đối với cộng đồng địa phương nơi có di tích thì chưa được quan tâm, dẫn tới nhận thức của cộng đồng về di tích còn sơ sài, nhiều hành động đơn giản nhưng lại ảnh hưởng xấu tới di tích lịch sử.
+ Công tác kiểm kê di tích, cắm mốc giới các khu vực di tích trên thực địa, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử, lập quy hoạch khảo cổ, quy hoạch tổng thể và công bố danh mục di tích để bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa thực hiện còn chậm do chưa có kế hoạch và lộ trình cụ thể.
+Tình trạng xuống cấp của nhiều di tích vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, thậm chí đối với cả một số di tích có giá trị đặc biệt và tiêu biểu. Việc thực hiện các chương trình đầu tư chống xuống cấp hàng năm, xây dựng và thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích cách mạng, di tích đặc biệt quan trọng còn thiếu tính lâu dài, kế hoạch mang tính nhỏ lẻ, kinh phí đầu tư chưa