1.7. Một số kinh nghiệm của các tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy
1.7.1. Tỉnh Kon Tum
Kon Tum, là một tỉnh nằm ở phía bắc của khu vực Tây Nguyên, cũng giống như Đắk Nông, Kon Tum cũng là một tỉnh mới được tách ra. Theo thống kê, hiện nay Kon Tum có 47 di tích lịch sử bao gồm các loại hình. Nhưng nói tới di tích lịch sử ở Kon Tum là phải nói ngay tới 2 di tích nhà lao nổi tiếng từ thời Pháp thuộc tại đây, đó là Di tích lịch sử Ngục Kon Tum và di tích Ngục Đăk Glây. Bên cạnh đó còn có hàng chục di tích ghi dấu những
chiến thắng, các sự kiện lịch sử, ghi dấu những bước ngoặt lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân và dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhìn chung các di tích lịch sử ở Kon Tum sau khi có quyết định xếp hạng, Bảo tành tỉnh (trước đây công tác bảo tồn di tích thuộc Bảo tàng tỉnh quản lý, tỉnh Kon Tum mới tách Ban quản lý di tích năm 2010) đã làm ngay các việc như: Quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích, có biển báo, biển cắm mốc di tích,... Các di tích đã phần nào phát huy tác dụng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho quần chúng nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ, và phục vụ nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu của khách tham quan.
Trong số các di tích trên địa bàn tỉnh Kon Tum thì di tích lịch sử Ngục Kon Tum là di tích phát huy tác dụng tốt nhất. Do di tích nằm gần trung tâm thành phố kon Tum, thuân lợi giao thông đi lại.
Ngay từ khi mới được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (1988), được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã được đầu tư tôn tạo và xây dựng phòng trưng bày nhằm phục vụ khách tham quan. Đặc biệt trong đợt tôn tạo năm 1998 - 1999, di tích đã được đầu tư, với nhiều hạng mục công trình, tạo cảnh quan và xây dựng Nhà trưng bày tại khu di tích. Cuối năm 2003 phòng trưng bày tại di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã mở cửa đón khách tham quan
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum đã trở thành nơi góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng ngoài nhà trường cho thế hệ trẻ trong tỉnh, đồng thời là điểm tham quan cho du khách khi đến với Kon Tum. Mỗi năm di tích đã đón hàng chục ngàn lượt khách, và để lại ấn tượng khá tốt cho du khách.
Để phát huy tác dụng di tích, Bảo tàng tỉnh, nghành Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đã thực hiện tốt một số nội dung như:
- Tích cực tìm hiểu nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về di tích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan....
- Tham mưu với lãnh đạo tỉnh lấy ngày 25/9 hàng năm (ngày ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum tại nhà lao Kon Tum) làm ngày Truyền thống Đảng bộ tỉnh; Lấy ngày 12/12 (Ngày Đấu tranh lưu huyết và hy sinh của 7 chiến sỹ cộng sản tại nhà lao Kon Tum) làm ngày giỗ và Ngày truyền thống Ngục Kon Tum.
- Tích cực viết bài tuyên truyền về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí của địa phương, đài PTTH tỉnh, nhất là vào những ngày kỷ niệm Truyền thống Đảng bộ tỉnh (25/9); Ngày truyền thống Ngục Kon Tum (12/12).
- Vào những năm kỷ niệm chẵn, phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Thư viện tỉnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Di tích lịch sử Ngục Kon Tum... Tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu, hiểu biết thêm về di tích, về một giai đoạn lịch sử đã qua của dân tộc, của địa phương.
- Phối hợp với nghành giáo dục đào tạo tổ chức cho các thế hệ học sinh tham quan ngoại khóa, tìm hiểu về di tích....
Du khách khi tới thăm và làm việc tại Kon Tum đều có một nguyện vọng là tới thăm di tích ngục Kon Tum, Ngục Đăk Glây, những di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, những nhà tù khét tiếng về sự tàn khốc ở miền Trung những năm 30 của thế kỷ trước. Những năm qua 2 di tích đã đón hàng trăm ngàn khách tới viếng thăm. Có người đã kinh qua một thời máu lửa về thăm lại chiến trường xưa, có người là thân nhân của những chiến sĩ cộng sản đã từng bị giam cầm tại đây; Nhưng nhiều hơn cả là lớp thế hệ những người
được may mắn sống trong độc lập, tự do. Điều đọng lại trong lòng mỗi du khách khi tới địa danh lịch sử này niềm xúc động, cảm phục, tự hào về tinh thần ý chí quật cường của cha anh.
Tương tự như thế, các di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, di tích Chiến thắng PLây Cần, di tích Lịch sử và danh thắng Măng Đen, Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, Khu chứng tích Kon Hring, Chư Tan Kra, Điểm cao 601.... cũng đã được đầu tư tôn tạo và đã phần nào phát huy tác dụng của các di tích, góp phần quan trong vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh Kon Tum.