giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích lịch sử ở Đắk Nông
Cơ cấu tổ chức quản lý di tích lịch sử văn hóa ở nước ta được thiết lập và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp quản lý đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng đạt hiệu quả cao.
Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Nông được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Nông ban hành năm 2010 và được sửa đổi, bổ sung trong quyết định số 37/2015/QĐ-UBND, ngày 03-12-2015 của UBND tỉnh Đắk Nông Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Luật di sản văn hóa, UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về DSVH ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Trong Quy chế quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Đắk Nông ban hành năm 2015 đã quy định trách nhiệm của UBND là tiến hành chỉ đạo các hoạt động về quản lý DSVH như: xây dựng quy hoạch; lập kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kiểm kê nghiên cứu đối với di tích và toàn bộ cổ vật của di tích; chỉ đạo và cấp phép cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di tích...
UBND cấp huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật trong địa bàn quản lý; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh về tình hình quản lý di tích, di vật trong phạm vi địa giới hành chính quản lý; Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo thẩm quyền…
Các UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thành lập BQL di tích cấp xã để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại địa phương;
Thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên địa bàn; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
Kiến nghị việc xếp hạng di tích; Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm theo thẩm quyền…
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh là đơn vị có chức năng trực tiếp quản lý DSVH nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng theo sự phân công của UBND tỉnh. Sở VHTTDL chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTTDL.
Theo nội dung của Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông, thì Sở VHTTDL “...là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về DSVH”. Trách nhiệm của Sở VHTTDL trong quản lý di tích lịch sử văn hóa được quy định rõ trong Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với 9 nội dung về quản lý nhà nước đối với di tích, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý các di tích lịch sử văn hóa, UBND tỉnh Đắk Nông đã ký quyết định số 127/2010/QĐ-UBND về việc thành lập BQL di tích tỉnh Đắk Nông.
Theo quyết định này, BQL di tích tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. BQL di tích tỉnh Đắk
Nông sẽ có chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa.
Mô hình quản lý di tích ở địa phương đã có sự kết hợp giữa chính quyền và cộng đồng người dân. Việc chịu trách nhiệm trước các cơ quan các cấp, trước pháp luật về sự an toàn của di tích, di vật, cổ vật thuộc về các trưởng ban (là người của chính quyền). Sự tham gia của các hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên… là đại diện của cộng đồng nhân dân, những đại diện này là chủ nhân của các di tích, tham gia vào BQL di tích sẽ trao cho họ trách nhiệm bảo vệ, giám sát các di sản của địa phương. Trách nhiệm của BQL di tích địa phương được quy định trong văn bản Quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bao gồm 8 nhóm trách nhiệm cụ thể như: Bảo vệ, gìn giữ toàn bộ di tích (cảnh quan, môi trường, đất đai, kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…); Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để di tích bị xâm phạm, hủy hoại như: xâm lấn đất đai, mất mát thất lạc cổ vật của di tích…; Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, hủy hoại đến di tích lịch sử; Thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa khi di tích có nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất mát cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan; Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, du lịch, lễ hội hợp pháp tại di tích lịch sử.
Như vậy, quan điểm quản lý di tích lịch sử ở tỉnh Đắk Nông được thực hiện theo hình thức quản lý tập trung, thống nhất, toàn bộ các di tích quốc gia đều được đặt dưới sự quản lý của Sở VHTTDL mà trực tiếp là BQL di tích tỉnh. BQL di tích tỉnh có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp
vụ cho các BQL di tích được xếp hạng, chính quyền địa phương nơi có di tích chưa được xếp hạng.
Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp Quản lý di tích được tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống đến các cấp huyện/thị xã, xã/phường, thôn, buôn, bon/khu dân cư.
Về phương diện chuyên biệt tổ chức tương ứng sẽ là BQL di tích cấp tỉnh, phòng Văn hóa - Thông tin huyện/thị xã, BQL di tích cấp xã/phường, BQL di tích ở di tích cụ thể.
+ Về mô hình quản lý
Mô hình mang tính chất cộng đồng tự quản: Ở các BQL trực tiếp tại các di tích về nguyên tắc, chính quyền và người dân cùng tham gia thực hiện việc quản lý đối với các di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng. Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều di tích việc quản lý thực chất là mô hình cộng đồng tự quản.
Vai trò tự quản được thể hiện ở tất cả các khâu từ chăm nom, bảo vệ di tích, giữ gìn cảnh quan môi trường, tiến hành những tu sửa nhỏ, đến các công việc như lên kế hoạch, lập nội dung và tổ chức các hoạt động, quản lý các nguồn thu - chi, giữ gìn an ninh trật tự, trông giữ xe máy, xe đạp, ô tô cho du khách…
Các Ban quản lý di tích lịch sử hoạt động theo phương châm: đoàn kết, công khai và minh bạch, nhất là minh bạch về tài chính. Các thành viên của BQL làm việc với tinh thần tự nguyện, có một phần hỗ trợ kinh phí.
Việc tổ chức quản lý có sự đồng thuận cao của cộng đồng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn sẽ đưa lại hiệu qủa như
trường hợp tại khu di tích lịch sử nhà Ngục Đắk Mil. Vẫn cùng mô hình như vậy nhưng nếu thiếu sự giám sát hoặc giám sát không chặt chẽ, thiếu sự điều tiết của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng quản lý sai nguyên tắc thể hiện trong việc tiến hành trùng tu, tu bổ, khai thác, phát huy giá trị di tích, quản lý các nguồn thu, chi…