gian qua
2.2.1. Các di tích lịch sử vă hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay
Đắk Nông là tỉnh nằm ở vùng đất cổ trên cao nguyên Mơ Nông, phía Nam Tây Nguyên, Đắk Nông là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa, như Mnông, Mạ, Ê-đê,… với nền văn hóa truyền thống lâu đời và không ngừng được bồi đắp thông qua sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa của các dân tộc anh em. Thời gian qua, Đắk Nông có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần gìn giữ sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho bức tranh văn hóa cho cả nước nói chung và cho khu vực Tây Nugyên nói riêng. Cùng với các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Nông là một trong những địa phương có bề dày truyền thống lịch sử với những địa danh kiên cườnggắn với những sự kiện lịch sử, những chiến công lừng lẫy suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một trong những thành tố của kho tàng di sản văn hóa quý giá đó phải kể tới hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh. Theo thống kê, hiện nay Đăk Nông có 6 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
2.2.1.1. Di tích điểm lưu niệm N’Trang Gưh
N‘Trang Gưh, tên thật là Y Gưh H‘Đớk, là người dân tộc Ê đê, sinh khoảng năm 1845, tại buôn Choáh Kplang, một buôn của nhóm Êđê Bih khu vực bờ sông Krông Nô, tại đây, ông đã kiên cường cùng đồng bào đứng lên kháng chiến trong suốt 14 năm ròng (1900-1914), là một trong những cuộc kháng chiến lớn nhất ở Tây Nguyên thời bấy giờ.
Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm N‘Trang Gưh thuộc xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô) đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2366/QĐ-BVHTTDL, ngày 02/8/2011.
Sau khi N‘Trang Gưh mất, thi thể của ông được nhân dân đưa về chôn cất tại quê hương, nơi ông sinh ra là buôn Choáh (nay thuộc thôn 1, xã buôn Choáh (Krông Nô).
Để ghi dấu những chiến công lẫy lừng của người tù trưởng buôn làng người Ê đê N‘Trang Gưh, người anh hùng của các dân tộc Tây nguyên trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm N‘Trang Gưh thuộc xã Buôn Choáh (huyện Krông Nô) đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2366/QĐ-BVHTTDL, ngày 02/8/2011.
2.2.1.2. Di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M Nông do N Trang Lơng lãnh đạo
Khu di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M‘Nông do N‘Trang Lơng lãnh đạo (gồm địa điểm Đồn Buméra và Đồn Bu Nor) nằm trên địa bàn xã Đắk R‘tih và xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 04 /2007/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/8/2007.
N‘Trang Lơng tên thật là Lơng, sinh khoảng năm 1870 tại Buôn Bupar, một làng M‘Nông Biệt dưới chân núi Nam Drôn thuộc khu vực suối Đắk Nha, phía bắc cao nguyên M‘nông. Thuở nhỏ, N‘Trang Lơng (lúc này ông sống ở phía đông Srê Khơtum) được miêu tả là cậu bé nhanh nhẹn, tháo
vát, hay giúp đỡ người khác và dũng cảm. Người trong làng yêu quý cậu cũng như em trai cậu là Rơ Leng Ong. Khi lớn lên, được nghe kể về tấm gương chiến đấu của các tù trưởng Ama Jhao, N‘Trang Gưh, N‘Trang Lơng tỏ ra rất khâm phục.
Từ năm 1909, sau sự đầu hàng của Khunjunob, Pháp bắt đầu tung những đơn vị, những phái đoàn lên thám thính vùng cao nguyên M‘nông. Tên Henri Maitre đã cho chiếm đóng và xây dựng đồn ở Buôn Bu Poustra và đã tấn công làng Bu Nơtrang của N‘Trang Lơng, hãm hại gia đình ông.
Cuộc khởi nghĩa của các đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 24 năm (1911 – 1935) do thủ lĩnh N‘Trang Lơng đứng đầu bị kẻ thù đàn áp, dập tắt. Nhưng ý chí kiên cường, tinh thần đoàn kết các dân tộc trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của N‘Trang Lơng và nghĩa quân đã khích lệ các thế hệ người M‘Nông, Stiêng, Ê đê, Mạ, Chàm, Kinh, K‘ho ở Đắk Nông, Krông Nô, Đắk Mil… kế tiếp nhau đứng lên chống bọn xâm lược và tay sai. Thân thế và sự nghiệp của anh hùng N‘Trang Lơng là một bộ phận lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trước khi có Đảng; là sự nối kết giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với công cuộc giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp trên cả nước và khối đại đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, nhằm ghi nhớ công lao và những chiến tích của vị thủ lĩnh người M‘nông, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai xây dựng Tượng đài anh hùng dân tộc N‘Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên tại trung tâm thị xã Gia Nghĩa; triển khai thực hiện dự án phục dựng di tích các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M‘Nông do N‘Trang Lơng lãnh đạo tại xã Đắk R‘tih và xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức. Di tích bao gồm các hạng mục như: các điểm chiến đấu, hầm hào, công sự, hậu cần
bảo đảm lương thực; những trận địa chiến đấu và chiến thắng của phong trào N‘Trang Lơng như: bon Bu Nơr, đồn Buméra, bia Henry Maitre. Đây cũng là những di tích tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, nơi ghi dấu ấn những chiến công hiển hách, hào hùng của dân tộc, phản ánh ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất và biểu tượng tinh thần đoàn kết, gắn bó của các dân tộc Tây Nguyên.
2.2.1.3.Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV (1959- 1975) tại Nâm Nung
Căn cứ kháng chiến B4- liên tỉnh IV từng là địa bàn hoạt động an toàn của các cơ quan ban ngành, Huyện uỷ, Tỉnh uỷ, Liên tỉnh; là nơi đưa đón các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương vào thành lập chủ lực Miền, để chỉ đạo cuộc cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Đồng thời là hành lang chiến lược đưa sức người, sức của từ hậu phương ra tiền tuyến, đóng vai trò như bản lề nối Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, miền Bắc với miền Nam.
Ngày nay, đến thăm Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV, có thể thấy Di tích như nằm lọt giữa thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Từ Lâm trường Nâm Nung (huyện Krông Nô) rẽ trái theo hướng Đông; từ huyện Đăk Song theo tỉnh lộ 6 hoặc từ thị xã Gia Nghĩa theo tỉnh lộ 4 là chúng ta có thể đến Khu di tích Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV.
Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm: Địa điểm Tỉnh ủy B4, Liên tỉnh IV và địa điểm Tỉnh đội B4. Khu căn cứ Tỉnh đội nằm ở chân đồi Yok K&;Lé Lay. Vành đai ngoài khu vực Tỉnh đội hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sỹ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của Tỉnh đội (1968-1971), nơi đây như một quần thể kết cấu
của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc) vẫn còn vết tích hầm của Tỉnh đội, có độ dài 2,5m, rộng 0,9m. Hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra. Tiếp đến là căn nhà ở và làm việc từ 1968-1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) - Tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ 1969-1971.
Ngược dòng chảy của con suối Đắk Đ‘Rouk khoảng 1 km là tới căn cứ của Liên tỉnh IV và Tỉnh ủy B4, thuộc địa bàn thôn 2, bon Ja Rah, xã Nâm Nung (Krông Nô), di tích hiện còn là một nền đất hình chữ nhật, có diện tích 13,5m2, độ sâu so với mặt đất 0,15m, bốn bên là tre nứa bao trùm, nơi trước đây là căn nhà của Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV đóng và làm việc.
Ngoài khu vực căn cứ Tỉnh ủy B4 và Liên tỉnh IV, Khu di tích còn địa điểm huyện ủy Đắk Mil đóng. Theo hướng Tây Nam qua suối Đắk Đ‘Looung chừng 50m là đến bếp Hoàng Cầm và hội trường của Huyện ủy Đắk Mil (cuối năm 1968 sau khi tỉnh Quảng Đức chuyển xuống phía Nam Nâm Nung, Huyện ủy Đắk Mil chuyển về đây, đến năm 1973 chuyển ra suối Đắk P‘Rí). Cũng như căn cứ của Liên tỉnh IV và Quảng Đức (B4) ở suối Đắk Đ‘Rouk, hiện nay nhà và bếp Hoàng Cầm không còn nữa, nhưng nền bếp vẫn còn nguyên vẹn, nằm cách hội trường Huyện ủy 4,5m về hướng Đông Nam, có diện tích 4m2 (2m x 2m), độ sâu 0,15m so với mặt đất. Đi về hướng Tây Bắc 4,5m là nền hội trường Huyện ủy, có diện tích 22m2 (5,5m x 4m), sâu 0,1m, mặt hướng về phía Tây Nam (suối Đắk R‘Looung).
Có thể nói, Khu căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV giữ vai trò vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương, là nơi xây dựng lực lượng cách mạng và tham gia sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, cho các vùng khác để cứu đói. Đồng thời cũng là nơi tổ chức các trận đánh lớn ngay trên
địa bàn căn cứ, làm tiêu hao sinh lực địch, khai thông đường hành lang chiến lược, phục vụ đắc lực cho chiến trường miền Nam.
Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV khẳng định tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em Kinh - Thượng; khẳng định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong việc tổ chức bộ máy lãnh đạo các cấp, xây dựng được thế trận lòng dân, tranh thủ sự nhiệt tình ủng hộ của quần chúng nhân dân với cách mạng trong điều kiện hết sức khó khăn. Di tích là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do cho các tầng lớp nhân dân các dân tộc, tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc anh em, truyền thống yêu nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV còn có ý nghĩa về mặt du lịch sinh thái với môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú. Cả khu di tích như nằm lọt thỏm giữa màu xanh của những ngọn núi cao, thảm rừng nguyên sinh bạt ngàn, tới đây du khách có thể được tận hưởng không khí trong lành, tắm mát trên dòng suối, nằm nghe tiếng chim hót, tiếng róc rách của con suối Đắk P‘Rí, Đắk R‘Looung. Tại đây, vẫn còn lại nhiều loại động vật quý hiếm như: Trăn gió, đại bàng, lợn, na, mèo, gấu, khỉ, trâu (mil)… và nhiều loại thực vật như: Chò xót, dầu đỏ, trắc, kiền kiền, sao,… Trong quần thể di tích còn có những ngọn núi cao, thảm rừng nguyên sinh bạt ngàn xanh biếc, được bao bọc bởi các dòng suối, những ngọn thác nhỏ thơ mộng, làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của đất Tây Nguyên hoang sơ. Bên cạnh đó, ẩn mình dưới những dãy núi cao hùng vĩ là các bon làng với dân cư chủ yếu là người dân tộc M&;nông, Mạ mang đậm nét văn hóa truyền thống độc đáo người bản địa.
Quần thể Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4 - liên tỉnh IV đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 10/2005-QĐ-BVHTT, ngày 17/3/2005. Cùng với những giá trị về mặt lịch sử,
ý nghĩa về mặt địa chất và sinh thái - văn hóa, nơi đây là điểm đến lý tưởng thu hút sự quan tâm của du khách với vẻ đẹp tự nhiên sẵn có bên cạnh những truyền thống văn hoá độc đáo, lâu đời của các bon làng người M&;Nông. Đây thực sự là một trong những tiềm năng phát triển lịch sử - văn hoá - du lịch - kinh tế của tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
2.2.1.4.Di tích lịch sử địa diểm bắt nối liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên – Nam Trung Bộ
Thực hiện chủ trương chi viện cho miền Nam- Bộ chính trị Trung ương Đảng khoá 2 quyết định tố chức tuyến giao liên vận tảiquân sự Trường Sơn. Đoàn công tác quân sự đặc biệt 559 được thành lập.
Tổng quân uỷ- Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đoàn B90 tăng cường cho liên khu 5 xoi đường nối hai chiến trường khu 5 và Nam Bộ- hành lang chiến lược Bắc- Nam. Khi đoàn vào đến Đăk lăk lấy phiên hiệu B4 do đồng chí Bí thư tỉnh uỷ phụ trách. B4 chia hai đoàn xoi đường vào Nam Bộ. Đồng thời khu uỷ miền Đông nam Bộ tổ chức các đoàn từ chiến khu Đ mở đường ra bắt liên lạc với B4.
Trải qua bao gian nan, thử thách để thực hiện nhiệm vụ, vào lúc 16 giờ ngày 30 tháng 10 năm 1960 một cánh cửa của B4 bắt liên lạc với đoàn C200 tại vàm Đăk Tik- tỉnh Đồng Nai thượng. Lúc 20 giờ ngày 04- 11- 1960 cánh thứ hai của B4 bắt liên lạc với bộ phận vũ trang- tỉnh Phước Long- miền Đông Nam Bộ tại khu vực ngã 3 Đăk Song trên đường 14B- nơi đặt đài tưởng niệm(Thôn 8- Nam Bình).
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam(06/12/1989- 06/12/2009), Hội CCB xã Nam Bình phối hợp với Đoàn Thanh niên xã tổ chức tu sửa, tôn tạo, chăm sóc Đài tưởng niệm.
Chi hội CCB thôn 8 – xã Nam Bình đảm nhận việc trông coi và bảo vệ di tích. Trường THCS Trần Phú nhận chăm sóc di tích.
Đài tưởng niệm thường xuyên đuợc khách bộ hành trong nước và quốc tế ghé tham quan.
2.2.1.5.Di tích lịch sư nhà ngục Đắk Mil
Vào đầu những năm 1940, để mở rộng bộ máy cai trị tại vùng đất nam Tây Nguyên, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Chúng chọn những nơi có khí hậu khắc nghiệt để xây dựng hàng loạt nhà tù. Tại thôn 9A, xã Đăk Lao (huyện Đăk Mil ngày nay), thực dân Pháp đã dựng lên nhà ngục Đăk Mil.
Nhà ngục Đăk Mil gồm 9 gian, vách gỗ, mái lợp tranh, xung quanh là hàng rào dây thép gai, bên trong có 2 dãy sàn gỗ làm chỗ ngủ cho tù nhân, có cùm chân, xiềng tay. Từ năm 1940 đến 1943, thực dân Pháp đã giam giữ hàng trăm lượt chiến sĩ cộng sản, có thời điểm giam giữ 120 người. Tại đây, thực dân Pháp đã thực hiện một chế độ lao tù hết sức khắc nghiệt và tàn bạo, mỗi tù nhân chỉ được phát một mảnh chăn mỏng, một chiếc chiếu và một bát cơm mỗi ngày. Hằng ngày, tù nhân phải đi lao dịch nặng nề như đào đất, đóng gạch, làm đường... Khi đi làm, người tù bị xiềng tay chân và bị lính canh gác chặt chẽ, tối phải ngủ trong tư thế bị cùm.
Cũng từ những nơi tăm tối này, một số anh em binh lính và chỉ huy người M&;nông, Ê Đê đã được các cán bộ chiến sĩ trong tù giác ngộ, cảm hóa bỏ hàng ngũ của địch quay về với cách mạng. Có người sau này trở thành cán bộ cao cấp như ông YBih Aléo - Phó Chủ tịch Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Một số chiến sĩ vượt ngục thành công cũng giữ chức vụ quan trọng như: thiếu tướng Lê Nam Thắng - Tư lệnh Quân khu thủ đô Hà Nội, Phó Ban
thanh tra Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Tạo - Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp; ông