7. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan về những chính sách,
Thông qua hoạt động giao ban định kỳ của Chính phủ với các Bộ ngành và địa phương, Văn phòng Chính phủ cần tổng hợp, phân tích kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong nước, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế trong nước, những mặt được và chưa được, tập hợp những kiến nghị, vướng mắc của các địa phương về những bất cập trong quy định hiện hành đối với vai trò, vị trí và hoạt động của HKD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các Bộ, ngành, địa phương, các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế tổ chức các hội thảo chuyên đề về những vấn đề pháp lý và thực tiễn về kinh doanh tại từng địa phương khác nhau. Các cơ quan nhà nước và các nhà khoa học có thể trao đổi, đóng góp ý kiến cùng bàn bạc thảo luận các vấn đề còn đang vướng mắc, tồn tại trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, góp phần định hướng cho khoa học pháp lý, cho hệ thống pháp luật sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với HKD hiện nay chưa có những văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển đồng bộ các loại hình kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp cho các thành phần kinh tế có
điều kiện tự lực phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thời đại công nghiệp 4.0.
Kiến nghị Quốc hội ban hành một đạo luật hoặc Chính phủ ban hành một Nghị định riêng về HKD để khắc phục những bất cập trong quy định pháp luật về công tác QLNN thời gian qua, xác định trách nhiệm, thủ tục hành chính cụ thể đối với HKD và các cơ quan nhà nước liên quan; đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động của HKD có thể phát triển hơn về chất lượng so với hiện nay chỉ tập trung vào vốn tự có, nhàn rỗi và phạm vi hoạt động hẹp.
Trước mắt, với vai trò thực sự quan trọng của HKD trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Chính phủ cần thiết sớm ban hành những chính sách cụ thể hơn hỗ trợ HKD phát triển. Đặc biệt là các cá nhân mới khởi nghiệp và khi HKD muốn chuyển đổi loại hình kinh doanh sang DN cần được hỗ trợ thủ tục thuế, kế toán, … Thực tế hiện nay ở mỗi địa phương, chính quyền tự đề ra chính sách áp dụng theo phương thức riêng của mình mà chưa mang tính đồng bộ thống nhất từ trung ương đến địa phương, nên sự hình thành và phát triển HKD của các địa phương cũng không đồng đều, chưa phát huy được vai trò đóng góp trong nền kinh tế của địa phương.
Ngoài ra, các Bộ ngành liên quan cần hệ thống lại, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định có liên quan đến việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế; đầu tư các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ và hướng dẫn các cơ quan chuyên ngành ở địa phương thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, kiểm soát thị trường theo hướng chuyên nghiệp thay vì cảm tính nhận diện bằng mắt thường như hiện nay trong khi hàng giả ngày càng tinh vi hơn, ngay cả chủ thương hiệu đôi khi cũng không phân biệt được hàng thật. Có biện pháp cảnh báo cho người dân những mánh khóe trong gian lận hàng hóa, thay nhãn mác thương hiệu Trung Quốc thành Việt Nam để kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Triển khai đồng bộ dữ liệu về quản lý HKD – DN trên địa bàn cả nước qua Cổng thông tin điện tử và hệ thống dữ liệu quốc gia để người dân và cơ quan quản lý có thể đăng ký, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, thực hiện tra cứu kết quả xử lý, tra cứu tên HKD – DN trên toàn quốc. Việc này sẽ giúp cho môi trường kinh doanh lành mạnh và thông suốt từ trung ương đến địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước có thể trao đổi thông tin cần thiết liên quan đến HKD một cách nhanh chóng. Phối hợp Tổng cục thuế để triển khai trên diện rộng việc kết hợp đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký HKD và cấp mã số thuế, xóa bỏ sự trùng lặp thông tin kê khai đăng ký kinh doanh và thông tin kê khai đăng ký thuế.
Có những chính sách hỗ trợ cho cộng đồng DN, HKD khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của nền kinh tế địa phương và cả nước nói chung. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu uy tín của các cơ sở kinh doanh trong nước, kích thích sự phát triển du lịch nội địa góp phần thúc đẩy nền kinh tế sớm khôi phục lại.
3.4.2. Đối với UBND Thành phồ Hồ Chí Minh về công tác quản lý đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1
Khẳng định vai trò của HKD bên cạnh DN cũng có đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nên trong định hướng phát triển chung của Thành phố cần lồng ghép kế hoạch chiến lược phát triển HKD, vận động HKD chuyển đổi thành mô hình DN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm của các quận, huyện. Dành một phần ngân sách của Thành phố để chi cho việc xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý HKD nói riêng, tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất với Cục Thuế, chuẩn bị cho sự đồng bộ dữ liệu từ Trung ương đến địa phương.
Phân bổ biên chế và ngân sách nhà nước phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, giữa khu vực đô thị và nông thôn để UBND Quận 1 có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước tương xứng với khả năng phát triển của mình. Có hướng dẫn cụ thể việc bàn giao biên chế và chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh tế (về tham mưu quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, đăng ký DN; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về DN, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân) chuyển sang Phòng Tài chính – Kế hoạch quận theo Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Có cơ chế liên kết với các Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, triển khai đến các quận, huyện để tất cả các đối tượng có thể tiếp cận được nguồn hỗ trợ này, đặc biệt là cá nhân mới khởi nghiệp và những HKD trên địa bàn gặp khó khăn trong việc huy động vốn hoạt động. Quan tâm hơn nữa chế độ tuyên truyền, thông tin những chính sách, chế độ đãi ngộ chung của Nhà nước và ưu đãi riêng của Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh cơ chế thông tin truyền thống của chính quyền địa phương ở cơ sở để nhân dân có thêm nhiều kênh tương tác, tiếp cận kịp thời chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tổ chức tọa đàm với các thành phần kinh tế giúp tháo gỡ những khó khăn của HKD – DN bị khủng hoảng kinh tế trong thời điểm bị tác động của dịch bệnh. Hướng dẫn cộng đồng DN xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, gắn với chính sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cố gắng đưa những gói hỗ trợ này đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông công cộng đang triển khai (như Metro số 1, Metro số 2, cải tạo, nâng cấp vỉa hè,
mặt đường, hệ thống cấp thoát nước, …) và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh (đặc biệt là đại dịch toàn cầu COVID-19) trên địa bàn Quận 1, tạo điều kiện cho các HKD hoạt động ổn định và phát triển trở lại, tạo việc làm cho người lao động và giải quyết được các vấn đề xã hội khác, thúc đẩy kinh tế Quận 1 phát triển nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
Cần có văn bản quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng tạm vỉa hè để kinh doanh, vừa có thể sắp xếp ổn định trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị theo một định hướng nhất định, vừa có thể tăng thu ngân sách nhà nước ở địa phương, có thể phát triển mô hình kinh doanh này theo khuôn khổ pháp lý cụ thể hơn là để kinh doanh tự phát như hiện nay. Đây cũng là một nét truyền thống đặc trưng của Việt Nam, người dân thích ăn uống trò chuyện, tán gẫu trên vỉa hè thông thoáng, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đặc biệt, hỗ trợ nguồn nhân lực và kinh phí cho Quận 1 tiếp tục thực hiện mô hình phố đi bộ Bùi Viện và phố đi bộ Nguyễn Huệ, là hai địa điểm du lịch nổi tiếng của Quận 1 và Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng phát triển về số lượng HKD ăn uống, giải trí xung quanh khu vực này, thường tập trung đông người về đêm, kinh doanh sầm uất. Do đó, cần có một Ban quản lý với các đội, tổ công tác thực hiện chuyên trách việc quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng hiện nay đang giao khoán cho UBND phường quản lý, với số lượng cán bộ, công chức của cấp phường quá ít không thể thực hiện được.
Đặc thù Quận 1 là khu vực trung tâm thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài nên đòi hỏi HKD phải có lao động tay nghề chuyên nghiệp hơn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy kiến nghị Thành phố có thêm nhiều chương trình hỗ trợ dạy nghề, ngoại ngữ, định hướng nghề nghiệp cho các thanh niên, học sinh – sinh viên, đặc biệt là có chính sách hỗ trợ các nguồn lực cho cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp.
Có chính sách thuế giảm, giãn, hoãn, miễn thuế, phí, lệ phí và khoanh vùng nợ thuế đối với các HKD, DN trên địa bàn, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trong giai đoạn khó khăn, không để phát sinh nợ thuế mới, giúp ngăn chặn sự phá sản của cơ sở kinh doanh, mất việc của người lao động; hỗ trợ khuyến khích kinh doanh, tái cơ cấu, phục hồi nền kinh tế, trong đó chú trọng phát triển kinh tế trong nước, kết hợp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở cửa du lịch, tiếp nhận các nguồn lực từ nước ngoài hợp tác quốc tế phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng.
Chỉ đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Quận 1 bảo vệ an toàn các điểm trọng yếu về chính trị, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm, kéo giảm tỷ lệ tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn và quan tâm hơn nữa công tác phòng cháy, chữa cháy, góp phần bảo đảm môi trường du lịch an toàn, có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tập trung phát triển theo kế hoạch. Các cơ quan tố tụng thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân, nhưng lưu ý không hình sự hóa các vi phạm dân sự, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh chủ động khắc phục những vi phạm, chấp hành theo quy định pháp luật.
Áp dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính HKD, DN, từng bước nâng cao mức độ 3 lên mức độ 4, đồng bộ giữa các Sở ngành Thành phố và quận – huyện. Thống nhất các văn bản giấy, điện tử, số hóa có cùng giá trị như nhau, tránh tình trạng cấp giấy phép điện tử nhưng khi xác minh lại ra văn bản giấy, như vậy chưa thực sự hiệu quả theo mục tiêu của chính quyền điện tử đặt ra.
Tăng trách nhiệm của các Sở ngành trong quản lý nhà nước liên quan lĩnh vực kinh tế, rút ngắn các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết trả lời
văn bản trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ giữa các cơ quan, đơn vị với nhau, bên cạnh việc đơn giản thủ tục hành chính đối với HKD, DN. Giảm bớt các đoàn kiểm tra không cần thiết, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận thực hiện hiệu quả công tác hậu kiểm, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, thống nhất biện pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động của HKD, DN theo quy định pháp luật. Đặc biệt là việc xử lý tình trạng kinh doanh trong chung cư hiện nay (chung cư chỉ có chức năng làm nhà ở) theo quy định hiện hành, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều năm.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích tình trạng đặc điểm, những yếu tố tác động, luận văn đã xác định phương hướng, quan điểm nâng cao hoạt động QLNN đối với HKD tại Quận 1 trong thời gian tới. Để thực hiện thành công các quan điểm, định hướng phát triển HKD tại Quận 1 trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp từ đổi mới, hoàn thiện từ: chính sách; nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu chính quyền địa phương; nâng cao đội ngũ chất lượng cán bộ, công chức cho tới tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và sự phối, kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm tra.
KẾT LUẬN
Ngày nay, thành phần kinh tế cá thể tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế cá thể mà ở đây chính là HKD đã tạo ra lượng sản phẩm lớn trong tổng sản phẩm xã hội và đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước với hoạt động mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn, sức lao động. Đồng thời còn thu hút được lực lượng lao động nhàn rỗi, tạo thu nhập và cải thiện đời sống của một bộ phận người dân mà thành phần kinh tế nhà nước chưa đảm bảo hết. Mặt khác, HKD có quyền tự do kinh doanh nhưng lại không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, bị hạn chế về huy động vốn ngân hàng, hạn chế về lao động,…Thực tế có những HKD có doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm nhưng không sử dụng hóa đơn điện tử nên dễ xảy ra những trường hợp không minh bạch, lợi dụng thuế khoán để xuất hóa đơn bất hợp pháp, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây thất thu ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng vị trí và vai trò của thành phần kinh tế cá thể mà cụ thể là HKD để từ đó đưa ra những định hướng, chính sách, pháp luật cụ thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày nay.
Nhìn lại quá trình QLNN đối với HKD tại Quận 1 giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy những hiệu quả nhất định góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với các giám sát hoạt động của QLNN đối với HKD đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và HKD nói riêng. Đồng thời, người dân sinh sống, công tác trên địa
bàn Quận 1 có tri thức, trình độ, yêu cầu ngày càng cao đối với hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước là một động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, công chức Quận 1 không ngừng cải tiến để phục vụ tốt hơn. Việc phát huy