Có chính sách hỗ trợ cho phát triển hộ kinhdoanh trong điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Có chính sách hỗ trợ cho phát triển hộ kinhdoanh trong điều kiện

điều kiện bình thƣờng và trong điều kiện có biến động nhƣ khủng hoảng tài chính và dịch bệnh

HKD được xác định là những người lính thời bình, được tập trung ở những đô thị lớn, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phải tạo điều kiện cho HKD phát triển, tránh tình trạng “không quản được thì cấm”. Hiện nay, các nhà quản lý đang tính toán đưa tổng sản phẩm nội địa cho HKD tạo ra vào tổng GPD của cả nước bên cạnh các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, để phát huy được hết vai trò của HKD, chính quyền địa phương phải thực hiện:

Một là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng. Ứng dụng công nghệ thông tin, các lợi ích của thời đại Công nghiệp 4.0 để đơn giản hóa thủ tục hành chính, hướng tới mô hình chính quyền điện tử.

Thông qua hoạt động đối thoại trực tiếp với HKD, DN, kiến nghị của Mặt trận đoàn thể chính trị - xã hội, HĐND và kết quả quản lý nhà nước tại địa phương, UBND Quận 1 thường xuyên thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, từ đó chủ động cải cách, đơn giản hóa những thủ tục hành chính không còn phù hợp theo thẩm quyền của mình hoặc đề xuất UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ ngành Trung ương bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp với quy định hiện hành. Trong đó, đáng lưu ý là tính chủ động của Quận đối với thẩm quyền của mình theo luật định và được phân cấp, phải quán triệt trong toàn hệ thống tổ chức quản lý đề ra các mô hình sáng kiến hay có thể thí điểm

áp dụng và rút kinh nghiệm, vừa có thể nâng cao năng suất làm việc của cán bộ, công chức, vừa có thể phục vụ tốt nhất cho HKD – DN trên địa bàn.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ HKD, DN phát triển và thu hút thương mại, dịch vụ du lịch như Chương trình kết nối Ngân hàng - DN, HKD trên địa bàn Quận 1, tổ chức các buổi tuyên truyền các quy định pháp luật đến DN và HKD. Đưa vào vận hành Phần mềm ứng dụng giới thiệu du lịch Quận 1 trên Trang thông tin điện tử Quận 1 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tour, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn Quận 1 đến du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của các HKD có thương hiệu truyền thống lâu năm và nổi tiếng của Quận 1. Phát triển mô hình Đội Thanh niên tình nguyện hỗ trợ khách du lịch nước ngoài của các bạn là đoàn viên, thanh niên thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 1, giúp cho các HKD có thể mở rộng được nhiều đối tượng phục vụ, tiếp cận được nhiều khách nước ngoài hơn, đồng thời xây dựng tốt hình ảnh môi trường du lịch an toàn, thân thiện văn minh với nét đặc trưng của Quận 1 là phố đi bộ Nguyễn Huệ (thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sự kiện chính trị) và phố đi bộ Bùi Viện (với nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí tập trung nhiều khách nước ngoài). Phối hợp hiệu quả với Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa – Thể thao, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường đảm bảo trật tự khu vực trọng điểm, hỗ trợ du lịch và mỹ quan đô thị trên địa bàn quận.

Ba là, tiếp tục kêu gọi đầu tư xã hội hóa, đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hoặc trong và ngoài nước có năng lực tài chính, quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế của Quận 1 cho xứng tầm là khu vực trung tâm kinh tế của Thành phố, là địa phương đóng góp cao nhất cho ngân sách nhà nước. Bằng nhiều hình thức đa dạng, có thể kết hợp Nhà nước và Nhân dân cùng làm, Nhà nước bàn giao

mặt bằng, cơ sở hạ tầng cho cá nhân hoặc DN có uy tín, năng lực tài chính đầu tư kinh phí và triển khai phương án kinh doanh trong một thời gian nhất định để nhà đầu tư thu hồi vốn. Sau đó, Nhà nước có thể thu hồi lại và cho thuê tiếp tục phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế địa phương, đồng thời bảo đảm việc đóng góp ngân sách nhà nước hiệu quả. Hình thức này trong thời gian qua được Quận 1 triển khai khá tốt, tiêu biểu như các Trung tâm thương mại (Vincom, M Plaza, Diamond, Takashimaya, …) được xây dựng đưa vào khai thác ngày càng nhiều, giúp cho HKD có điều kiện phát triển cùng DN tư nhân. Đặc biệt là Quận 1 đang khuyến khích đầu tư nâng cấp các chợ truyền thống trên địa bàn, vừa bảo tồn được kiến trúc, di tích lịch sử, vừa phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước cũng như thu hút khách du lịch nước ngoài; kết hợp khu ẩm thực dân gian với nét đặc trưng truyền thống, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm với các gian hàng thời trang bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ, giá cả, thể hiện được tính văn minh thương nghiệp trong cung cách phục vụ của nhân viên, trở thành nơi mua sắm, giải trí, thư giãn tiêu biểu, tạo nên thương hiệu riêng của Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 1.

Tuy nhiên, để chọn lựa được nhà đầu tư có uy tín, năng lực tài chính hiện nay là một điều khó khăn cho chính quyền địa phương với nhiều thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà như đấu thầu, bồi thường giải phóng mặt bằng, chỉ tiêu quy hoạch xây dựng, … làm cho nhà đầu tư e ngại khi chọn địa điểm đầu tư phù hợp.

Bốn là, đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thông qua nhiều hình thức như: công khai trên trang tin điện tử của cơ quan, bảng tin của khu phố, tổ dân phố, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng, HĐND, Mặt trận đoàn thể chính trị - xã hội và người đứng đầu đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ

quan đơn vị, cá nhân; qua đó thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu hoàn thiện bản thân tốt hơn; lấy sự hài lòng của Nhân dân làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung phân cấp, ủy quyền cho quận trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách; mạnh dạn giao quyền cho Phòng Kinh tế thực hiện cấp giấy đăng ký kinh doanh, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho HKD, đồng thời tăng tính trách nhiệm cho đơn vị phụ trách tham mưu thực hiện. Đồng thời, tiếp tục chủ động thực hiện việc theo dõi, giám sát để đề xuất cấp có thẩm quyền có chính sách phù hợp, kịp thời và linh hoạt; tiếp tục kiến nghị những giải pháp chỉ đạo, điều hành và cơ chế phân cấp quản lý, điều hành nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

Năm là, tiếp tục vận động HKD chuyển đổi sang hình thức DN, thực hiện kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, cung cấp phần mềm kế toán, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thư, chữ ký số để giới thiệu các chương trình hỗ trợ cho các DN mới chuyển đổi. Chuyển đổi HKD sang DN là chủ trương vừa có lợi cho DN chuyển đổi, vừa có lợi cho nền kinh tế. Có thể thấy rõ, sau khi chuyển đổi, DN sẽ dễ dàng tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của nhà nước hơn. Đồng thời, khi có tư cách pháp nhân là DN thì hàng hóa cũng dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối hơn, dễ tiếp cận với nguồn vốn hay huy động vốn để phát triển quy mô và hơn hết dễ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có nhiều cơ hội liên doanh liên kết hơn.

Sáu là, triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng với HKD và DN. Với số lượng HKD và DN trên địa bàn quận khá lớn và đa dạng nhiều ngành nghề khác nhau nên cần phải chú trọng trong công tác tổ chức như thế nào để tất cả HKD – DN đều có thể tiếp cận được chương trình kết nối này. Đây là

trách nhiệm của Phòng Kinh tế phải chủ trì, phối hợp với UBND 10 phường nghiên cứu hình thức tổ chức, phân loại đối tượng mời tham dự theo từng ngành nghề và quy mô hoạt động phù hợp với nhau; rút kinh nghiệm trường hợp mời đại diện mỗi phường vài DN hoặc chỉ tập trung vào một số DN lớn như những năm đầu mới thực hiện chương trình nên không phát huy được hiệu quả, mục đích ban đầu của Quận đề ra, tuy số tiền cho vay ưu đãi có lớn nhưng số lượng HKD – DN tham gia vay rất hạn chế.

Vấn đề này, cần thiết giao trách nhiệm UBND các phường tiến hành khảo sát nhu cầu vay phát triển của HKD – DN trên địa bàn, phân loại đối tượng có thắc mắc cần giải đáp về các chính sách hỗ trợ, nguồn vay với lãi suất ưu đãi. Trên cơ sở đó, Phòng Kinh tế đại diện UBND Quận 1 làm việc với các ngân hàng thương mại có uy tín, năng lực tài chính để thống nhất chương trình cho vay ưu đãi, vừa có thể tạo điều kiện cho HKD bổ sung nguồn vốn duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, vừa thúc đẩy hoạt động cho vay, tín dụng của ngân hàng, giúp phát triển nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

Bảy là, thường xuyên khảo sát điều tra doanh thu thực tế của HKD trên địa bàn để xác định chính xác mức thuế khoán thực tế của HKD. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả HKD để theo dõi doanh thu, tính toán mức thuế, phí, lệ phí phải nộp để có những điều chính về chế độ, chính sách kịp thời, phù hợp.

Vai trò của UBND phường, đặc biệt là Hội đồng Tư vấn thuế của phường là quan trọng, có trách nhiệm điều tra, xác nhận doanh thu thực tế của HKD để cung cấp cho Chi cục Thuế Quận 1 làm cơ sở tính mức thuế khoán chính xác và phù hợp, không để xảy ra tình trạng một số HKD lách luật trong thời gian vừa qua, có doanh thu rất lớn nhưng kê khai thấp hơn để không chịu thuế khoán cao, ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu thuế ngân sách nhà nước ở địa

phương và không bảo đảm tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các HKD với nhau.

3.3.2. Tăng cƣờng trách nhiệm giải trình của ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng trong việc điều hành quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh trên địa bàn

Người đứng đầu có vai trò, vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cơ quan nói riêng và địa phương nói chung. Thực tế cho thấy tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có các thủ tục liên quan đến hoạt động của HKD, gây bức xúc cho người dân. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng ở nhiều cơ quan còn mang tính hình thức, chỉ xây dựng ban hành các Kế hoạch trên giấy, phân công nhiệm vụ, giao quyền cấp phó người đứng đầu hoặc cấp dưới nhưng không thực hiện kiểm tra, giám sát dẫn đến công tác quản lý kém hiệu quả, đây là thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng quản lý.

Vì vậy, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong QLNN về lĩnh vực kinh tế nói chung và QLNN đối với HKD nói riêng là giải pháp cấp bách hiện nay. Yêu cầu người đứng đầu chính quyền địa phương trước hết phải gương mẫu, chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của cấp trên và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan trong đó có lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, người đứng đầu phải dự báo được tình hình phát triển, sự biến động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tương lai để đưa ra những biện pháp thực hiện phù hợp. Mặt khác, cần yêu cầu cán bộ, công chức hoạt động đúng luật pháp, kiên quyết xử lý vi phạm khi phát hiện.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của cán bộ và cơ quan nhà nước. Cả cấp quận và

mỗi phường đều thành lập các đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra hoạt động của HKD. Tuy nhiên để giám sát hoạt động của các đoàn, tổ kiểm tra này có đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đạo đức công vụ hay không thì rất cần sự tham gia của các đoàn thể chính trị hay cả chính bản thân đối tượng bị kiểm tra. Việc bổ sung thành viên đoàn, tổ kiểm tra là đại diện các đoàn thể chính trị xã hội là việc cần thực hiện ngay và đồng bộ từ quận cho tới phường. Với vai trò giám sát của mình, những đoàn thể này giúp hoạt động của các đoàn, tổ kiểm tra thực hiện minh bạch, đúng quy định pháp luật hơn.

Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của HKD và DN. Thông qua đối thoại, các nhà quản lý mới biết được nhu cầu thực tế của HKD và DN để từ đó có phương hướng, điều chỉnh chính sách, kiến nghị cấp trên hỗ trợ. Hiện nay, tần suất đối thoại giữa UBND Quận 1 với các HKD và DN mới đạt 1 - 2 lần/năm, trong khi cấp phường là hoàn toàn không có và không phải HKD nào cũng được mời đi dự họp. Việc tăng cường các cuộc đối thoại với HKD cần được thực hiện chia theo từng lĩnh vực, ngành nghề để lãnh đạo UBND Quận 1 có thể tiếp cận sâu hơn và đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp từng đối tượng quản lý hiệu quả.

Nâng cao vai trò gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Lãnh đạo có tâm, có tầm, có năng lực, chuyên môn, trình độ và gương mẫu trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, điều hành cơ quan tốt thì nhân viên sẽ tự giác làm theo, qua đó thúc đẩy hoạt động QLNN đối với HKD nói riêng và với các lĩnh vực khác của địa phương nói chung. Thế nhưng người đứng đầu mà chỉ lo tư lợi, vun vén cho bản thân thì nhân viên cũng sẽ nhìn vào đó để cũng tư lợi, vun vén cho bản thân. Kết quả cuối cùng công tác QLNN sẽ không đạt mục đích và hiệu quả đề ra. Trong thực tế có không ít “con sâu làm rầu nồi canh” thế nhưng việc phát hiện, điều tra, xử lý còn hạn

chế vì kết quả như thế nào thì cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phấn đầu của người đứng đầu. Việc nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu là hoàn toàn thiết thực, thông qua việc thực hiện trách nhiệm giải trình, lãnh đạo cơ quan tự giác có ý thức trong việc chỉ đạo, điều hành theo đúng quy định pháp luật, việc sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, những nguồn lực được sử dụng và kết quả từ việc sử dụng những nguồn lực đó; đồng thời phải chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra.

Có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm, đủ sức giáo dục, nâng cao năng lực, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu được phân công nhiệm vụ phụ trách (gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường; Trưởng, phó trưởng phòng Kinh tế; Trưởng, phó trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch; Trưởng, phó trưởng Công an quận; Đội trưởng, Đội phó Đội Quản lý trật tự đô thị, …) cũng như tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)