Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực hiện quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc thực hiện quản lý

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với HKD tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố, đặc biệt khu phố cổ được hình thành từ đầu thế kỷ XIX và chợ Đồng Xuân, … là những địa điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có khoảng 10.000 HKD,

UBND huyện Chi cục thuế huyện UBND xã Đội Quản lý thị trường Hộ kinh doanh Phòng ban chuyên môn

để quản lý nhà nước đối với HKD, UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện theo Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN đối với DN, HKD, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố. Theo đó:

- Về công khai thông tin: UNBD quận chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp và công khai thông tin đăng ký, tình hình hoạt động của HKD trên địa bàn quản lý theo quy định. Bên cạnh đó UBND quận chỉ đạo UBND phường và các cơ quan chuyên môn phối hợp, xác minh thông tin về HKD, báo cáo danh sách các HKD vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh.

- Về thanh tra, kiểm tra, xử lý HKD có hành vi vi phạm: Thanh tra quận là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra HKD thuộc địa bàn quận trên cơ sở tổng hợp kết quả từ Phòng Kinh tế và UBND 18 phường với các nội dung: ngành, nghề đầu tư kinh doanh, sử dụng lao động thường xuyên, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả,…Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, UBND quận phải gửi Kế hoạch thanh, kiểm tra HKD cho Thanh tra Thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, việc QLNN đối với HKD còn gặp nhiều khó khăn do tốc độ phát triển kinh tế xã hội tại quận trung tâm của thành phố là khá nhanh, còn tình trạng HKD đăng ký địa điểm để kinh doanh nhưng thực tế thì các hộ này đã đóng cửa hoặc có hộ mới đăng ký nhưng không thông báo cho chính quyền địa phương. Việc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn.

- Về công tác thu thuế: thông tin công khai về thuế khoán của HKD được niêm yết công khai bộ phận “Một cửa” của UBND quận, phường; Chi cục thuế, Ban quản lý chợ, Trung tâm thương mại để các HKD được biết và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc này đã giúp các HKD tại quận Hoàn

Kiếm nâng cao ý thức tự giác, chịu trách nhiệm về các khoản kê khai và tự giác nộp thuế.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hải Châu, Đà Nẵng

HKD được chính quyền quận Hải Châu xác định là đối tượng nộp thuế số lượng lớn, là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách quận. Công tác quản lý thuế đối với HKD của quận Hải Châu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Để đạt được hiệu quả cao, chính quyền quận đã phối hợp với cơ quan chức năng đã thực hiện giải pháp quản lý và chống thất thu thuế thông qua giải pháp Xây dựng cơ sở dữ liệu về HKD nộp thuế. Hệ thống cơ sở dữ liệu này bao gồm: thông tin chủ HKD, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, nhờ có cơ sở dữ liệu này kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, việc quản lý thuế đảm bảo công khai, minh bạch công bằng, đúng quy định của pháp luật thông qua giám sát cơ sở dữ liệu, hạn chế tồn tại cho công tác lập bộ, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ thu thuế, đôn đốc thuế của Chi cục thuế quận Hải Châu đã chuyển sang đơn vị ủy nhiệm thu. Điều này giúp làm giảm nguy cơ rủi ro, tiêu cực khi cán bộ thuế không tiếp xúc với HKD. Kết quả, quận Hải Châu đã đưa thêm vào bộ quản lý thu thuế 1.384 HKD với tổng số tiền thuế thu thêm hàng tháng khoảng 300 triệu đồng; điều chỉnh thuế cho phù hợp với thực tế kinh doanh với 424 HKD khác.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và quận Hải Châu, Đà Nẵng trong QLNN đối với HKD, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Một là, đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của HKD trong phát triển kinh tế - thị trường

Hai là, công tác quản lý thuế, kê khai thuế cần được công khai, minh bạch, công bằng. Cơ sở dữ liệu về HKD được xây dựng phục vụ cho công tác QLNN về thuế nói riêng và QLNN về HKD nói chung đạt hiệu quả, thuận lợi. Ba là, công tác thanh, kiểm tra, xử lý HKD có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện đồng bộ giữa chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, đơn vị chức năng; giao Thanh tra làm đầu mối.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong những năm qua, bên cạnh hệ thống các DN thành lập theo Luật DN, loại hình HKD là một mô hình pháp lý quan trọng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. HKD cũng đã phát huy được vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Tỷ lệ đóng góp GDP của thành phần HKD ngày càng tăng, giải quyết việc làm cho những đối tượng chưa có tay nghề, chưa đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù lương của những người đang làm việc tại HKD còn thấp hơn nhiều so với những DN khác nhưng về cơ bản thì họ đã có thể tự ổn định được cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp chính quyền địa phương nói riêng và Nhà nước nói chung giảm được áp lực lớn về an sinh xã hội, về giải quyết việc làm, về chênh lệch đời sống giữa các tầng lớp. Để HKD phát triển đúng hướng và phát huy tác dụng thì cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Những nội dung phân tích trong Chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng trong Chương 2 cũng như xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với HKD tại Quận 1 trong Chương 3 của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Những nhân tố tác động quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh doanh tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Điều kiện địa lý

Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm quận Nhất và quận Nhì (Sài Gòn cũ) được sáp nhập vào năm 1976. Những năm qua, Quận 1 đã có những bước chuyển biến lớn lao trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữ vững và phát huy ưu thế của một trung tâm thành phố về Hành chính và ngoại giao Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng.

Quận 1 là quận trung tâm thành phố với tổng diện tích 7,7211 km², chiếm 0,35% diện tích thành phố và đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành. Trong đó diện tích sông rạch chiếm 8,1%, diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác. Tổng số dân khoảng 204.899 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 89,3%, dân tộc Hoa chiếm 10,2%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số 26.182 người/km2 đứng thứ 4/24 quận huyện.

Quận 1 gồm có 10 phường: Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cư Trinh, Đa Kao, Tân Định, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho.

Điều kiện về vị trí địa lý đã định hướng các HKD tập trung vào lĩnh vực du lịch, lưu trú, dịch vụ, kinh doanh hàng hóa,…số lượng HKD thuộc các lĩnh vực này chiếm khoảng hơn 90% trên tổng số HKD tại Quận 1.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền quận

Với các phòng, ban chức năng đã cơ bản thực hiện tốt công tác QLNN tại địa phương trong đó có QLNN với HKD, hầu hết CBCC tại đây đạt trình độ đại học trở lên, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định nên việc thực thi nhiệm vụ,công vụ đảm bảo, khả năng nhận thức nhanh chóng, dễ dàng áp dụng trước sự thay đổi thường xuyên của các quy phạm pháp luật

2.1.3. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Quận 1

Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu. Cùng với những thế mạnh là việc định hướng phát triển phù hợp và đầu tư hợp lý của các cấp các ngành. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận là rất đáng kể.

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế là mức thu nhập của người lao động ngày càng tăng. Ngày nay, Quận 1 là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trên các lĩnh vực Thương Mại – Dịch Vụ.

Trong sự đa dạng của nền văn hóa của Thành phố Sài Gòn, thì văn hóa Quận 1 đóng một vai trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật nhất. Đó là những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư tích hợp lại nơi đây. Địa bàn Quận 1 là nơi giao lưu gặp gỡ, sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư. Nên từ lâu đã hình thành cho Quận 1 một sắc thái văn hóa rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác.

Nơi đây cũng là vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc kể từ khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam. Gắn liền với những sự kiện trọng đại đó là những di tích cách mạng mang nhiều ý nghĩa, giá trị văn hóa cao. Gắn liền với những di tích là những lễ hội diễn ra cũng rất phong phú đa dạng, là địa điểm thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn của Thành phố…

- Với những giải pháp hiệu quả, trong giai đoạn 2015 - 2019, tình hình kinh tế trên địa bàn quận vẫn giữ sự ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 16,04%/năm. Số lượng DN, cơ sở cá thể đăng ký hoạt động tại quận không ngừng tăng lên, thu hút nhiều lao động đến làm việc. Cơ cấu ngành kinh tế chính của quận là thương mại, dịch vụ, chiếm tỷ lệ 77,9% trong tổng giá trị sản xuất, tăng bình quân 17,83%/năm, đóng góp phần lớn vào thu ngân sách quận. Tổng thu ngân sách Quận đạt 66.087 tỷ đồng, tăng bình quân 17,79%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XI đề ra. Cơ cấu kinh tế của Quận 1 chủ yếu là thương mại dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, cá thể trên địa bàn Quận 1 năm 2019 ước tính đạt 263.894 tỷ đồng. Trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu, ngành thương mại tăng 16,91%; ngành vận tải kho bãi tăng 11,77%; ngành khách sạn nhà hàng tăng 18,31%, ngành bất động sản tăng 22,27%, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 11,65%; du lịch tăng 25,57%.

* Về mạng lưới giao thông:

Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội. Hệ thống kênh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm Thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sông, kênh, rạch của quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan ... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Mạng lưới đường bộ của quận 1 khá hoàn chỉnh, không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị mà còn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nổi bật là tuyến Metro số 1 dài gần 20 km, được UBND TP HCM phê duyệt năm 2009, với tổng vốn đầu tư 17.388 tỉ đồng, được điều chỉnh tăng lên 43.757 tỉ đồng (làm tròn) đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuyến Metro số 1 có đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát TP về ga Ba Son được xây dựng trên địa bàn Quận 1.

* Về giáo dục:

Trên địa bàn Quận 1, có 15 trường Mầm non – Mẫu giáo, 07 nhóm trẻ gia đình, 16 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 04 trường Trung học phổ thông và 04 trường đại học công lập và dân lập. Ngoài ra còn các đơn vị khác như: Trung tâm Giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận cùng một số trung tâm ngoại ngữ, dạy nghề tư nhân trên địa bàn quận.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nhiều thuận lợi cho sự duy trì hoạt động của HKD, HKD đã và đang phát triển cả về số lượng, quy mô và theo nhiều ngành nghề. Tuy nhiên trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, của việc thi công tuyến Metro 1 Bến Thành - Suối Tiên kéo dài, tình hình dịch bệnh đã khiến cho một số HKD tạm ngừng hay chấm dứt hoạt động do không chịu được chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ.

2.1.4. Khái quát về hộ kinh doanh tại Quận 1

2.1.4.1. Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì thành phần HKD cá thể tại Quận 1 đã và đang phát triển về cả số lượng, quy mô và theo nhiều ngành nghề.

Về số lượng, từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng HKD tại Quận 1 đã tăng từ 13.406 hộ lên 15.184 hộ, tăng 1.778 hộ, trung bình tăng 355 hộ/ năm.

Bảng 2.1. Số lƣợng DN và HKD giai đoạn 2015 – 2019 Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 DN hoạt động 15.961 16.273 18.018 19.354 22.830 DN mới 3.568 3.821 4.224 4.706 4.205 DN giải thể 1.087 1.061 1.268 1.461 1.168 HKD hoạt động 13.406 15.874 14.971 16.540 15.184 HKD mới thành lập 1.681 1.708 1.836 2.020 2.459 HKD chấm dứt hoạt động 773 656 808 833 538

Số liệu tính tới ngày 31/12/2019. Nguồn: Phòng Kinh tế Quận 1

Mặc dù đang khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi từ HKD thành DN nhưng không vì thế mà số lượng HKD giảm đi. Qua bảng số liệu nêu trên ta có thể thấy, số lượng HKD mới đăng ký hàng năm dao động từ khoảng 1600 - 2400 hộ; trong khi số lượng HKD ngưng hoạt động thì chỉ dao động từ 500 – 800 hộ, chiếm tỷ lệ khoảng 30% HKD mới đăng ký. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân đăng ký mô hình HKD còn khá nhiều.

Về quy mô chủ yếu được đo lường chủ yếu trên các tiêu chí: số lượng lao động, doanh thu.

- Tiêu chí số lượng lao động: đa số HKD tại Quận 1 có quy mô số lượng lao động dưới 10 lao động theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên cũng có 1.228 HKD sử dụng hơn 10 nhân viên như Bánh mì Như Lan, bánh mì Huỳnh Hoa, Cơm Minh Đức…điều này gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước bởi theo quy định HKD chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, nhưng khi hơn số lượng này thì không có biện pháp chế tài xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)