Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Những hạn chế

Từ thực trạng QLNN đối với HKD và tham khảo kết quả khảo sát nêu trên, cho thấy công tác quản lý nhà nước của UBND Quận 1, UBND phường đối với HKD trên địa bàn được thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn của quận và chính quyền phường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong thực tiễn chưa đạt được mục tiêu của Quận 1 đề ra, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động và sự phát triển của HKD trong giai đoạn 2015 – 2019, cụ thể:

- Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HKD còn hạn chế, chương trình kết nối Ngân hàng - DN tuy được duy trì tổ chức hàng năm đã giúp nhiều cơ sở kinh doanh được vay vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng còn hạn chế với số lượng DN, HKD tại Quận 1 (số lượng DN: 22.830 và HKD: 15.384) chưa được tiếp cận chương trình này hoặc biết thông

tin nhưng không đáp ứng được điều kiện cho vay của các ngân hàng thương mại (không có tài sản thế chấp, vay hình thức tín chấp) để hạn chế rủi ro. Các HKD vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận đất đai bởi chi phí thuê, mướn mặt bằng tại quận trung tâm khá cao. Bên cạnh đó, đa phần các chương trình, chính sách hỗ trợ đào tạo được tổ chức dành cho các DN là chủ yếu, HKD chỉ được tiếp cận thông tin thông qua công tác tuyên truyền về pháp luật của nhà nước.

- Về quy định pháp luật còn chồng chéo lẫn nhau hoặc chưa có quy định rõ ràng gây khó khăn trong công tác quản lý đối với cơ quan QLNN. Ví dụ: việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “hoạt động kinh doanh dưới hình thức HKD mà không có Giấy chứng nhận đăng ký HKD theo quy định” được quy định tại 2 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau với mức phạt tiền khác nhau, cụ thể: quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015 ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ phạt tiền 1.500.000 đồng và Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016 ngày 01 tháng 6 năm 2016 phạt tiền 4.000.000 đồng.

- Công tác QLNN đối với HKD trong lĩnh vực thuế còn phụ thuộc chủ yếu vào mức độ trung thực của HKD, các HKD còn sử dụng hóa đơn bán lẻ là chủ yếu nên việc kê khai doanh thu còn thấp hơn nhiều so với thực tế và cơ quan quản lý thuế khó thể nào kiểm soát được.

- Công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập: theo quy định hiện hành, HKD phải chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan như UBND quận, phường, công an, thuế, quản lý thị trường,…với nhiều nội dung lĩnh vực khác nhau nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo về nội dung và thời gian. 11,3% ý kiến khảo sát của đại diện HKD đồng ý với nội dung này.

Mặt khác, công tác hậu kiểm dựa vào khả năng vận dụng Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của các địa phương là chủ yếu. Tại địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh, công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh được áp dụng tại Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của UBND Thành phố. Lực lượng làm công tác hậu kiểm không ổn định và kiêm nhiệm do thiếu người, công tác tập huấn chưa được tổ chức một cách bài bản dẫn đến chất lượng làm việc của cán bộ không đồng đều.

Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa đạt yêu cầu đề ra, còn hiện tượng kinh doanh hàng gian, hàng giả tại các chợ truyền thống, các trung tâm thương mại và địa bàn dân cư.

- Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về số lượng (23 người/15.184 HKD), cán bộ đều có trình độ đại học trở lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa bắt nhịp được với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)