7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Quản lý hậu kiểm sau đăng ký kinhdoanh
Kiểm tra, xử lý vi phạm là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với HKD. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Hoạt động này được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể sau:
- Các chủ thể quản lý phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của HKD cũng như của chính các chủ thể quản lý nhà nước để kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm.
Thông qua việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh của các HKD mà các cơ quan quản lý nhà nước xem xét một cách cụ thể các hoạt động của HKD có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không, nếu qua kiểm tra phát hiện có các hành vi vi phạm thì phải kiên quyết
xử lý kịp thời nhằm khôi phục và thiết lập trật tự trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Đồng thời qua kiểm tra, thanh tra nếu thấy có những sai sót trong hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý thì nhanh chóng sửa sai, chấn chỉnh kịp thời để phục vụ tốt hoạt động quản lý HKD. Tại Quận 1, Ủy ban nhân dân Quận và 10 phường thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành sau đăng ký kinh doanh để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HKD. Thành viên tổ được tập hợp từ nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan: cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực kinh tế, quản lý thị trường, thuế, Công an, y tế,….Việc kiểm tra hoạt động của HKD chủ yếu mang tính chất nhắc nhở, chỉ ra lỗi sai để HKD hoạt động đúng quy định pháp luật.
Bảng 2.8. Số lƣợt kiểm tra HKD tại Quận 1 giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Số lượt kiểm tra 0 1.102 1.689 1.857 2.093
Số liệu tính đến ngày 31/12/2019 - Nguồn Phòng Tư pháp Quận 1
- Xử lý nghiêm minh các vi phạm đã được phát hiện, bất cứ cơ quan, cán bộ, HKD nào có hành vi vi phạm cũng đều phải bị xử lý theo pháp luật, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, mọi người sống và làm việc theo pháp luật.
Hiệu quả kinh doanh của HKD và quản lý hoạt động kinh doanh của Nhà nước là thước đo tính đúng đắn của pháp luật không chỉ trong bình diện ban hành và thực hiện pháp luật mà còn cả trong việc xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý. Như vậy, cùng với việc ban hành và triển khai thực hiện pháp luật thì hoạt động xử lý vi phạm pháp luật sẽ góp phần bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực hiện trong các hoạt động kinh doanh hằng ngày của HKD và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của các HKD. Thông qua xử lý vi phạm
pháp luật cũng là một hình thức đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, thúc đẩy và tăng cường sự quản lý của Nhà nước tại Quận 1.
Bảng 2.9. Số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với HKD tại Quận 1 giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Số QĐ xử phạt vi phạm hành
chính được ban hành và thực thi 0 98 251 369 454
Số liệu tính đến ngày 31/12/2019 - Nguồn Phòng Tư pháp Quận 1 - Xây dựng quy trình kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chặt chẽ, hợp lý, không gây phiền hà cho HKD.
Việc phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của HKD được xây dựng theo những quy trình nhất định, tránh sự tùy tiện, bảo đảm việc xử lý phải khách quan, chính xác. Khi xem xét giải quyết đều dựa trên quan điểm toàn diện và xử lý theo đúng các quy định của pháp luật để vừa nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý, vừa bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các HKD. UBND Quận 1 và UBND 10 phường đều ban hành quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hậu kiểm. Về cơ bản, quy trình xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình xử lý vi phạm hành chính đối với trƣờng hợp HKD vi phạm tại Quận 1
(a) Phân công trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính: Căn cứ theo nhiệm vụ và quyền hạn được phân công, Tổ trưởng Tổ kiểm tra sau đăng ký kinh doanh, kiểm tra kiểm soát thị trường tham mưu kế hoạch, lập danh sách kiểm tra trình thông qua Chủ tịch UBND phường duyệt, tổ chức kiểm tra. Lập biên bản vi phạm hành chính nếu phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản kiểm tra nếu không có hành vi vi phạm hoặc không đủ yếu tố lập biên bản vi phạm hành chính, bàn giao biên bản cho tổ xử lý sau 01 ngày từ thời kiểm điểm kiểm tra.
STT Trách nhiệm Trình tự công việc
Mô tả quy trình
1 Tổ kiểm tra (a)
2 Tổ xử lý (b) Tổ phó tổ xử lý Tổ trưởng tổ xử lý 3 Chủ tịch UBND (c) 4 Tổ xử lý (d) 5 Tổ xử lý Kiểm tra, Lập BBVPHC Tiếp xúc chủ CSKD Tham mưu soạn thảo Tờ
trình, Quyết định
Xem xét, ký QĐ xử phạt
Triển khai QĐ, lưu hồ sơ
Đôn đốc thực hiện QĐ và báo cáo Rà soát hồ sơ, pháp lý, ký nhát tờ trình, QĐ xử phạt
(b) Tổ chức tiếp xúc chủ cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính, tham mưu Quyết định xử phạt:
Tổ xử lý tiến hành tiếp xúc cá nhân/tổ chức vi phạm. Khi tiếp xúc phải có ít nhất 02 thành viên của tổ xử lý. Tổ xử lý tham mưu đề xuất lãnh đạo xử lý theo quy định trong thời hạn 03 ngày.
Tổ phó Tổ xử lý tham mưu Tờ trình, Quyết định xử phạt, Tổ trưởng Tổ xử lý tiến hành rà soát pháp lý hồ sơ xử phạt theo quy định pháp luật, ký Tờ trình đề xuất và ký nháy vào Quyết định xử phạt. Trường hợp hồ sơ đề xuất xử phạt không đúng quy định, Tổ trưởng Tổ xử lý chuyển hồ sơ để Tổ kiểm tra thực hiện lại theo đúng quy định.
(c) Xem xét, ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Chủ tịch UBND phường xem xét, ký Quyết định xử phạt trong thời hạn 01 ngày.
(d) Triển khai Quyết định xử phạt, lưu hồ sơ xử phạt và báo cáo:
Tổ xử lý nhận hồ sơ và triển khai Quyết định xử phạt đến cá nhân/tổ chức vi phạm (trong thời hạn 02 ngày).
Tổ xử lý có trách nhiệm lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Tổ xử lý có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tham mưu Lãnh đạo ban hành thông báo nhắc nhở thực hiện Quyết định xử phạt. Quá thời hạn mà đơn vị không thực hiện nội dung xử phạt, tổ xử lý tham mưu quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ xử lý có trách nhiệm báo cáo hàng tuần, tháng, quý cho Thường trực Ủy ban nhân dân phường, Tổ trưởng Tổ kiểm tra sau đăng ký kinh doanh, kiểm tra kiểm soát thị trường.
2.2.5. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh
- Cơ cấu tổ chức: Phòng Kinh tế được thành lập theo Quyết định số 1251/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Quận 1 và hoạt động theo Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Quận 1 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế Quận 1. Phòng Kinh tế gồm có 01 đồng chí Trưởng phòng, 03 đồng chí Phó Trưởng phòng và các chuyên viên.
- Số lượng cán bộ công chức: 13 người (gồm: 04 lãnh đạo phòng, 08 chuyên viên và 01 hợp đồng lao động hỗ trợ công việc chuyên môn, nghiệp vụ).
- Chức năng nhiệm vụ được giao: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp; năng lượng; thương mại; dịch vụ; du lịch; hoạt động của các cơ sở kinh doanh; đăng ký kinh doanh HKD - hợp tác xã; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; khoa học và công nghệ trên địa bàn Quận 1.
+ Đối với công chức làm công tác quản lý nhà nước (cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD) đối với HKD:
Hiện nay Phòng Kinh tế phân công 01 công chức phụ trách việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD ứng dụng theo tiêu chuẩn ISO và được nâng cấp lên mức độ 4; giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời hạn và quy định. Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký HKD còn 02 ngày làm việc (thời gian giải quyết được giảm 01 ngày so với thời hạn quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký HKD).
Bên cạnh đó, tại UBND phường có phân công một cán bộ phụ trách kinh tế (hoạt động không chuyên trách theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ), thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của các HKD trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND phường và hướng dẫn chuyên môn của Phòng Kinh tế quận.
Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thực hiện công tác QLNN đối với HKD tại Quận 1
Đơn vị tính: người Tiêu chí Tổng cộng Số lƣợng Tỷ lệ (%) I. Trình độ chuyên môn Trên đại học 23 1 4,34 Đại học 22 95,66 Cao đẳng 0 0 Trung cấp 0 0 II. Trình độ lý luận chính trị Cao cấp 23 1 4,34 Trung cấp 21 91,32 Sơ cấp 1 4,34
Số liệu tính đến ngày 31/12/2019 - Nguồn Phòng Nội vụ Quận 1
2.2.6. Kết quả khảo sát ý kiến ngƣời dân về công tác quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1
Để làm rõ hơn về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với HKD trên địa bàn Quận 1, học viên đã xây dựng nội dung phiếu khảo sát và tiến
hành điều tra xã hội đối với 150 HKD bất kỳ, đang hoạt động trên địa bàn Quận 1.
Mục đích của việc điều tra, khảo sát này là nhằm nắm rõ tình hình thực hiện quản lý của UBND Quận 1 đối với HKD trên địa bàn thông qua các hoạt động hành chính, giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh, kiểm tra, quản lý thuế và đặc biệt là khảo sát sự hài lòng của người dân về cải cách hành chính thông qua các dịch vụ công trực tuyến, các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, đồng thời đánh giá năng lực, thái độ của cán bộ, công chức, người thực thi nhiệm vụ trực tiếp đối với HKD. Từ đó, làm cơ sở phân tích những hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan để đưa ra những giải pháp, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho UBND Quận 1 nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của HKD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung.
Tổng số phiếu phát ra 150 phiếu và thu về là 115 phiếu, kết quả ý kiến khảo sát về quản lý nhà nước của UBND Quận 1 đối với HKD:
- Về chính sách hỗ trợ đối với HKD: 80/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 69,56% ý kiến khảo sát đồng ý về kết quả tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tour, tuyến, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh uy tín, đặc trưng của UBND Quận 1 trong thời gian qua; 100% ý kiến khảo sát đồng ý với chương trình kết nối ngân hàng với hộ kinh doanh, DN hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi mà UBND Quận 1 đã tổ chức và cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho HKD – DN; 94/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 81,74% ý kiến khảo sát đồng ý xây dựng Khu ẩm thực kinh doanh có thời gian trên một số tuyến đường có vỉa hè rộng trên 3 mét và xây dựng tuyến đường chuyên doanh để tạo dấu ấn, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế.
- Về công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh: 89/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 77,39% ý kiến khảo sát đồng ý việc thực hiện kiểm tra sau đăng ký kinh doanh là cần thiết; 100% ý kiến khảo sát đồng ý việc kiểm tra, xử phạt phải thực hiện đúng quy định hiện hành nhưng cần tạo điều kiện trong khoảng thời hạn nhất định cho hộ kinh doanh khắc phục những thiếu sót, vi phạm lần đầu do vô ý. 13/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 11,30% ý kiến khảo sát đồng ý việc lập nhiều đoàn kiểm tra chuyên ngành như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, lao động, an ninh trật tự, … có gây ảnh hưởng đến hoạt động của hộ kinh doanh và 16/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 13,91% ý kiến khảo sát đồng ý cho rằng vẫn còn tình trạng thành viên Đoàn/Tổ kiểm tra có biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó dễ cho hộ kinh doanh trong quá trình kiểm tra.
- Về thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh và chấm dứt HKD: 95/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 82,51% ý kiến khảo sát đồng ý về thời gian xử lý, hoàn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn; 65/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 56,52% ý kiến khảo sát đồng ý về hiệu quả, chất lượng dịch vụ công trực tuyến của UBND Quận 1, có tính bảo mật thông tin cao; 94/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 81,74% ý kiến khảo sát đồng ý tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính đăng ký kinh doanh qua mạng và 100% ý kiến đồng ý nhân rộng dịch vụ công trực tuyến đối với các lĩnh vực khác.
- Về công tác quản lý và chấp hành nghĩa vụ thuế: 80/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 69,56% ý kiến khảo sát đồng ý cho HKD tự kê khai thu nhập thay vì cơ quan thuế tiến hành khảo sát thực tế và đưa ra mức thuế khoán áp dụng; 04/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 3,48% ý kiến khảo sát không đồng ý nội dung cho rằng công tác quản lý, kiểm tra của đội thuế hiện nay có ảnh hưởng đến hoạt động của hộ kinh doanh; 01/115 phiếu, chiếm tỷ lệ 0,87% ý kiến khảo sát không đồng ý quan điểm thực hiện kê khai thuế qua mạng sẽ tiện lợi hơn thủ công truyền thống.
Qua kết quả khảo sát của 115 HKD, tác giả nhận định công tác quản lý nhà nước đối với HKD tại Quận 1 có những hiệu quả nhất định thể hiện thông qua ý kiến hài lòng cao của chính HKD với chính quyền về: thái độ làm việc của cán bộ, công chức, thời gian giải quyết thủ tục hành chính, chương trình kết nối DN với ngân hàng, xây dựng Khu ẩm thực kinh doanh có thời gian trên một số tuyến đường có vỉa hè rộng và xây dựng tuyến đường chuyên doanh.
Mặt khác, một số vấn đề còn tồn tại mà HKD chưa hài lòng với cơ quan quản lý nhà nước như: giải quyết thủ tục hành chính còn phiền hà, nhũng nhiễu, chưa giải quyết kịp thời kiến nghị, phản ánh của HKD, dịch vụ công trực tuyến chưa phát huy hết hiệu quả, tình trạng thành viên Đoàn/ Tổ kiểm tra có biểu hiện gây khó dễ cho HKD…
2.3. Đánh giá về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hộ kinh doanh tại Quận 1 trong giai đoạn 2015 - 2019 doanh tại Quận 1 trong giai đoạn 2015 - 2019
2.3.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí
2.3.1.1. Tính hiệu lực:
Thứ nhất, hiệu lực QLNN được thể hiện thông qua mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của HKD. Thực tế hiện nay cho thấy, các HKD phát triển “quá nóng” với những quy mô rất khác nhau. Chúng ta cần xem xét mức độ tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động của HKD. Đồng thời,