Tác động tích cực của hoạt động bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25)

Một là, đối với ngƣời tiêu dùng, bán hàng đa cấp mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho ngƣời tiêu dùng nhƣ: mua đƣợc hàng trực tiếp từ nhà sản xuất mà không phải chịu các khoản chi phí khác (chi phí về thuế, mặt bằng, nhân viên.v.v..) từ doanh nghệp, ngoài ra còn tránh đƣợc nạn hàng giả, hàng kém chất lƣợng. BHĐC là phƣơng thức tiếp cận ngƣời tiêu dùng hữu hiệu, có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngƣời tiêu dùng nhƣ: mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, tránh đƣợc nạn hàng giả, hàng kém chất lƣợng. Có thể thấy BHĐC đƣợc nhận định là phƣơng thức tiếp cận ngƣời tiêu dùng hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí Business – Một tạp chí kinh doanh hàng đầu của

Mỹ. Cho đến ngày nay, ngƣời ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng.

Bán hàng đa cấp là một thay đổi lớn về thƣơng mại, thay vì đi siêu thị hay đến tận các cửa hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình BHĐC, ngƣời tiêu dùng đang dần chuyển sang mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi... Và bán hàng đa cấp với mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp đang ngày càng đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này. Bán hàng đa cấp là một phƣơng thức tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời buổi ngƣời tiêu dùng vô cùng bận rộn hiện nay.

Hai là, đối với doanh nghiệp, bán hàng đa cấp giúp tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí từ quảng cáo, cắt giảm đƣợc hàng loạt các chi phí nhƣ thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, mặt khác do mạng lƣới phân phối đƣợc tổ chức để đƣa hàng hóa trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng nên có nhiều thuận lợi trong việc quảng cáo hàng hóa một cách trực tiếp và hữu hiệu.

Ba là, đối với xã hội, bán hàng đa cấp tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội vì cơ chế hoạt động của phƣơng thức kinh doanh này không giới hạn số lƣợng ngƣời tham gia. Điển hình nhƣ ở Việt Nam, số lƣợng ngƣời tham gia BHĐC lên tới hơn 1 triệu ngƣời, nó mang lại nguồn thu nhập cho nhiều ngƣời. BHĐC có khả năng giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Đối với những nghành nghề khác để đƣợc làm việc trong các doanh nghiệp thì ngƣời lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định nhƣ vốn, bằng cấp, kinh nghiệm…. Còn tham gia mạng lƣới BHĐC thì họ không bị yêu cầu nhiều nhƣ vậy. Họ sẽ đƣợc công ty đào tạo, trang bị những kiến thức liên quan về BHĐC. Do đó từ những ngƣời nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia BHĐC tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời gian qua đã có số lƣợng ngƣời tham gia BHĐC ngày càng tăng với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.

1.1.3.2. Tác động tiêu cực của hoạt động bán đa cấp

- Đối với người tham gia và người tiêu dùng:

Với ngƣời tham gia hình thức này thông thƣờng là những đối tƣợng không có thu nhập ổn định, tâm lý bất an vì không ai đảm bảo về thu nhập khi tham gia loại hình này, làm việc trong môi trƣờng cạnh tranh cao (do có cùng một cơ hội kinh doanh nhƣng rất nhiều ngƣời tham gia). Dễ ngã gục khi nghe sự đánh giá tiêu cực của ngƣời khác về công việc hoặc bị mang tiếng lừa đảo với những ngƣời xung quanh (vì xã hội Việt Nam hầu nhƣ chƣa hiểu rõ và chấp nhận mô hình kinh doanh mới này). Vì vậy ngƣời tham gia chính là những ngƣời đầu tiên bị thiệt hại trực tiếp, chính ngƣời tham gia là ngƣời mất không một khoản tiền lớn để có thể trở thành thành viên của mạng lƣới. Đối với mỗi ngƣời nông dân, khoản tiền này có là từ sức lao động thô là thu nhập qua ngày của họ, nên khi mất đi, họ sẽ cố gắng lấy lại vốn bằng cách lôi kéo những ngƣời khác, và rồi con số nạn nhân tiếp theo chịu ảnh hƣởng sẽ tăng theo cấp số nhân mang đến một hệ quả khôn lƣờng cho xã hội. Khi tình hình trở nên nghiêm trọng, không những mất đi niềm tin trong mắt bạn bè, ngƣời thân, những ngƣời đã bị dụ dỗ vào hình thức bất chính này mà còn bị mang tiếng là lừa đảo, lừa đảo vì đã dụ dỗ lôi kéo ngay chính ngƣời thân quen của mình và gian dối về những thông tin sai lầm về công dụng của sản phẩm do ngƣời tham gia bị doanh nghiệp cung cấp một cách không chính xác.

Với ngƣời tiêu dùng, những doanh nghiệp bất chính thƣờng tập trung vào việc dụ dỗ ngƣời tham gia hơn là việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy cho nên, việc xuất hiện các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính này làm cho ngƣời tiêu dùng hoang mang về chất lƣợng sản phẩm mình đang dùng, thêm vào đó hàng kém chất lƣợng, không đúng với những gì đƣợc tiếp thị sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, việc ngƣời tiêu dùng bỏ ra hàng trăm, hàng triệu hàng chục triệu để mua hàng nhƣng không tƣơng xứng với mức tiền ấy là điều không thể tránh khỏi. Việc doanh nghiệp đƣa ra những thông tin gian dối để ngƣởi tiêu dùng mua sản phẩm là hành vi lừa đảo, nhƣng hành vi này ngày càng tinh vi với nhiều chiêu thức, vì vậy, không phải ngƣời tiêu dùng nào cũng đủ thông minh, đủ kiến thức và trình độ để phân biệt và không trở thành nạn nhân của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính.

- Đối với doanh nghiệp :

Doanh nghiệp có một số lƣợng rất đông nhà phân phối và rất khó kiểm soát hành vi của số nhà phân phối này (vì điều kiện tham gia quá dễ nên chắc chắn sẽ có nhiều). Mỗi một nhà phân phối là một năng lực kinh doanh và một mục đích khác nhau khi mua sản phẩm, khi năng lực bị hạn, bán hàng thất bại, không đạt đƣợc mục đích khác nhau dễ quay ra nói xáu công ty (vì cho rằng công ty khiến họ mất tiền). Vì vậy một công ty sử dụng hình thức bán hàng đa cấp rất khó bảo vệ uy tín của mình, bên cạnh đó, dƣ luận sẽ khiến cho các công ty đa cấp chân chính gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, vì chính những doanh nghiệp có hành vi kinh doanh đa cấp bất chính đã làm vấy bẩn bộ mặt của những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Ngày càng nhiều ngƣời tham gia bị dụ dỗ, bị lừa đảo để rồi trở thành nạn nhân của kinh doanh đa cấp bất chính thì tiếng xấu về kinh doanh đa cấp ngày càng tăng. Thêm vào đó là tâm lý e ngại, dè chừng của ngƣời tiêu dùng đối với doanh nghiệp đa cấp và những sản phẩm của doanh nghiệp, cùng với tâm lý không cần phân biệt là doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính hay bất chính hiện hữu trong đa số ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay đã khó khăn trong việc tạo niềm tin với ngƣời tiêu dùng, nay, gặp tiếng xấu này lại càng khó khăn hơn. Không những vậy, hành vi bất chính của những doanh nghiệp này còn làm cho môi trƣờng cạnh tranh trở nên không lành mạnh, trong khi doanh nghiệp kinh doanh chân chính tạo dựng thƣơng hiệu của mình thông qua việc không ngừng tiếp thị rộng rãi và nâng cao chất lƣợng sản phẩm thì doanh nghiệp bất chính lại phá hủy

thành quả đó, không những vậy, còn tạo tiếng xấu, gây những nhầm lẫn hiểu sai về phƣơng thức kinh doanh chân chính này.

- Đối với xã hội:

Kinh doanh đa cấp là mô hình thƣơng mại còn rất mới với nhiều kẻ hở pháp lý, khiến cho thủ đoạn của các doanh nghiệp ngày càng tinh vy hơn và tình trạng bán hàng đa cấp bất chính có điều kiện phát tán rộng khắp hơn. Nếu không quản lý tốt sẽ phát sinh lừa đảo gây bất an cho ngƣời dân. Bất cứ hiện tƣợng tiêu cực nào xuất hiện thì dần dần toàn xã hội cũng phải gánh chịu hậu quả của nó. Kinh doanh đa cấp bất chính cũng vậy, hành vi này sẽ làm phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Con ngƣời luôn trong trạng thái hoài nghi, mất niềm tin với mọi ngƣời xung quanh, gây tâm lý lo sợ khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội. Không những thế, bằng nhiều cách thức khác nhau, cùng với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh doanh đa cấp bất chính làm gia tăng số nạn nhân, số thiệt hại và cũng gia một số tội phạm nhƣ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối…làm cho xã hội vốn bất ổn nay càng nhiều bất ổn hơn.

Tóm lại, kinh doanh đa cấp bất chính là một hành vi tiêu cực ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống của con ngƣời, từ cá nhân, tổ chức đến toàn xã hội. Hành vi này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, xâm lấn môi trƣờng kinh doanh của các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy việc ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi bất chính này là vô cùng thiết yếu, để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội.

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP CẤP

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Với tƣ cách là chủ thể, Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội trong đó báo gồm hoạt động BHĐC. Hoạt động BHĐC là một loại hình kinh doanh rất đa dạng và hiệu quả nhƣng bênh cạnh đó cũng là những biến tƣớng khôn lƣờng luôn đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nƣớc để duy trì và phát triển.Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nƣớc.

Dựa trên khái niệm về quản lý nhà nƣớc và trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những quan điểm khác nhau về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp, ta có thể hình thành khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp nhƣ sau: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp là những tác động có tổ chức, có định hướng và mang tính quyền lực Nhà nước (thông qua hệ thống pháp luật) đến toàn bộ quá trình hoạt động của hoạt động bán hàng đa cấp để duy trì và phát triển loại hình thương mại này đúng pháp luật góp phần thúc đẩy phát triển thương mại quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp (ở cấp tỉnh) tỉnh)

1.2.2.1.Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Để đảm bảo tính pháp quyền trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC thì pháp luật phải có vị trí thƣợng tôn và việc tổ chức thực hiện pháp luật đối với lĩnh vực này cũng là một yếu tố rất quan trọng. Do đó, việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC do các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cá nhân có thẩm quyền cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào đƣợc ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05- 02-2007, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Qua đó ta thấy đƣợc việc tiếp nhận và tạo điều kiện phát triển đối với lĩnh vực kinh doanh đa cấp cũng là một bƣớc tiến quan trọng nhằm góp phần phát huy tinh thần của Đảng về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tƣ của Bộ Thƣơng mại ngày 08/11/2005 hƣớng dẫn một số nội dung của Nghị định đã khẳng định tinh thần của nhà nƣớc ta về việc thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp đã nhanh chóng bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện ngày càng nhiều và biến tƣớng theo chiều hƣớng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính. Từ những bất cập đó, ngày 14/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định hoàn chỉnh hơn về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thay thế cho các Nghị định cũ còn bất cập. Nhiều nội dung đƣợc quy định trong Nghị định mới đã đƣợc thực hiện theo hƣớng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, mỗi địa phƣơng khác nhau có những cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động của loại hình BHĐC cũng khác nhau, dẫn đến tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc giữa các địa phƣơng đối với loại hình này gặp nhiều trở ngại. Điển hình một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đều có trụ sở ở ngoài tỉnh, không có văn phòng đại diện tại địa phƣơng nên việc quản lý cũng gặp khó khăn.

Do đó, xét trên phƣơng diện lý luận, để việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả thì công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp cần phải đảm bảo các tiêu chí cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất là thực hiện pháp luật phải hƣớng đến các mục tiêu chính sách và phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật. Thứ hai là các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống. Thứ ba là hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật phải đƣợc bảo đảm. Thứ tƣ là có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật một cách chặt chẽ, và cuối cùng là đảm bảo tính công khai và minh bạch.

1.2.2.2. Tổ chức và thực hiện phối hợp quản lý liên ngành đối với hoạt động bán hàng đa cấp bán hàng đa cấp

Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn cấp tỉnh vẫn còn nhiều lúng túng, vƣớng mắc, do đó công tác phối hợp quản lý liên ngành sẽ là một biện pháp thiết thực trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC.

Đối với hoạt động bán hàng đa cấp thì công tác quản lý cũng nhƣ xử lý những vi phạm, những biến tƣớng kinh doanh trong loại hình này là điều không khó. Vấn đề chính là làm thế nào để quản lý cũng nhƣ xử lý một cách hiệu quả, nhanh chóng và giảm tối đa thiệt hại cho ngƣời dân, đồng thời khắc phục những lỗ hổng trong việc thực thi pháp luật. Điển hình là trong hoạt động xử lý vi phạm, khi phát hiện vi phạm kinh doanh đa cấp, chỉ có Sở Công thƣơng đƣợc giám sát xử lý hành chính đồng thời đề xuất với Cục Quản lý cạnh tranh về mức phạt cao nhất là rút giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, những loại hình đa cấp chƣa đƣợc cấp phép, biến tƣớng, lừa đảo thì lại đang vƣợt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan này. Đồng thời các đơn vị khác nhƣ Cơ quan Công an, Cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)