Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp (ở cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 29)

tỉnh)

1.2.2.1.Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Để đảm bảo tính pháp quyền trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC thì pháp luật phải có vị trí thƣợng tôn và việc tổ chức thực hiện pháp luật đối với lĩnh vực này cũng là một yếu tố rất quan trọng. Do đó, việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC do các cơ quan hành chính nhà nƣớc và các cá nhân có thẩm quyền cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

- Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách.

Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào đƣợc ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ trƣơng “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05- 02-2007, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Qua đó ta thấy đƣợc việc tiếp nhận và tạo điều kiện phát triển đối với lĩnh vực kinh doanh đa cấp cũng là một bƣớc tiến quan trọng nhằm góp phần phát huy tinh thần của Đảng về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Nghị định của Chính phủ về quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Thông tƣ của Bộ Thƣơng mại ngày 08/11/2005 hƣớng dẫn một số nội dung của Nghị định đã khẳng định tinh thần của nhà nƣớc ta về việc thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp đã nhanh chóng bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện ngày càng nhiều và biến tƣớng theo chiều hƣớng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi bất chính. Từ những bất cập đó, ngày 14/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định hoàn chỉnh hơn về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thay thế cho các Nghị định cũ còn bất cập. Nhiều nội dung đƣợc quy định trong Nghị định mới đã đƣợc thực hiện theo hƣớng thắt chặt quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, mỗi địa phƣơng khác nhau có những cách nhìn nhận và đánh giá về hoạt động của loại hình BHĐC cũng khác nhau, dẫn đến tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc giữa các địa phƣơng đối với loại hình này gặp nhiều trở ngại. Điển hình một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đều có trụ sở ở ngoài tỉnh, không có văn phòng đại diện tại địa phƣơng nên việc quản lý cũng gặp khó khăn.

Do đó, xét trên phƣơng diện lý luận, để việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả thì công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp cần phải đảm bảo các tiêu chí cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất là thực hiện pháp luật phải hƣớng đến các mục tiêu chính sách và phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật. Thứ hai là các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống. Thứ ba là hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật phải đƣợc bảo đảm. Thứ tƣ là có cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật một cách chặt chẽ, và cuối cùng là đảm bảo tính công khai và minh bạch.

1.2.2.2. Tổ chức và thực hiện phối hợp quản lý liên ngành đối với hoạt động bán hàng đa cấp bán hàng đa cấp

Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn cấp tỉnh vẫn còn nhiều lúng túng, vƣớng mắc, do đó công tác phối hợp quản lý liên ngành sẽ là một biện pháp thiết thực trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC.

Đối với hoạt động bán hàng đa cấp thì công tác quản lý cũng nhƣ xử lý những vi phạm, những biến tƣớng kinh doanh trong loại hình này là điều không khó. Vấn đề chính là làm thế nào để quản lý cũng nhƣ xử lý một cách hiệu quả, nhanh chóng và giảm tối đa thiệt hại cho ngƣời dân, đồng thời khắc phục những lỗ hổng trong việc thực thi pháp luật. Điển hình là trong hoạt động xử lý vi phạm, khi phát hiện vi phạm kinh doanh đa cấp, chỉ có Sở Công thƣơng đƣợc giám sát xử lý hành chính đồng thời đề xuất với Cục Quản lý cạnh tranh về mức phạt cao nhất là rút giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, những loại hình đa cấp chƣa đƣợc cấp phép, biến tƣớng, lừa đảo thì lại đang vƣợt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan này. Đồng thời các đơn vị khác nhƣ Cơ quan Công an, Cơ quan thuế, Sở Y tế..v..v lại trở nên bị động vì cơ chế thông tin còn nhiều thiếu xót và hoạt động phối hợp quản lý còn chƣa đồng bộ và thống nhất. Do đó, các đơn vị nhƣ: Sở Công thƣơng, Sở Tài chính, Cục thuế Tỉnh, Công an, Ngân hàng, Tƣ pháp... cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng đề ra đƣợc những biện pháp quản lý phù hợp, hành động này sẽ mang lại hiệu quả tức thì trong việc quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp hiện nay.

Yêu cầu đối với công tác phối hợp:

Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở ban, ngành, đơn vị đã đƣợc pháp luật quy định và yêu cầu công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo từng thời điểm. Việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy định pháp luật. Nghiêm cấm mọi thái độ cửa quyền, quan liêu, vô trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện những điều pháp luật không quy định.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo chức năng, nhiệm vụ từng sở, ngành, các cơ quan có trách nhiệm chủ động phối hợp hoạt động với cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo điều hành giữa các cơ quan quản lý của thành phố. Việc tổ chức phối hợp lực lƣợng kiểm tra và xử lý theo từng vụ việc căn cứ vào nguồn thông tin và công tác kiểm tra của từng cơ quan, đơn vị và phải do ngƣời đứng đầu cơ qụan, đơn vị đó có yêu cầu bằng văn bản. Nghiêm cấm cán bộ dƣới quyền tự ý

tổ chức sự phối hợp các cơ quan để tiến hành kiểm tra, kiểm soát trái quy chế này.

Cách thức phối hợp quản lý:

Các cơ quan, địa phƣơng có trách nhiệm thƣờng xuyên phối hợp với Sở Công Thƣơng, phân công lãnh đạo, cử đầu mối, nhân lực... theo dõi, giải quyết các công việc liên quan đến công tác phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; chủ động thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan phối hợp và cơ quan đầu mối thƣờng xuyên, kịp thời trao đổi thông tin, đề xuất về các nội dung cần phối hợp để kịp thời thống nhất, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ và hiệu quả. Khi cần sự phối hợp của cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý kịp thời nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động bán hàng đa cấp, các cơ quan, địa phƣơng ban hành văn bản, trực tiếp gặp gỡ để trao đổi hoặc thông qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ; đồng thời khi kết thúc phối hợp báo cáo chi tiết cho UBND tỉnh kết quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị đối với từng vụ việc, từng nội dung công việc, để biết, xem xét chỉ đạo. Đối với từng chuyên đề, vụ việc cụ thể cần huy động sự phối hợp, đơn vị chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành triển khai công tác kiểm tra có trách nhiệm: Bảo đảm tính pháp lý và trình tự thủ tục đối với các vụ việc tiến hành kiểm tra; chịu trách nhiệm về chi phí trong quá trình tổ chức kiểm tra theo quy định hiện hành; kết quả thực hiện gửi Sở Công Thƣơng tổng hợp, báo cáo.

1.2.2.3. Cấp phép, gia hạn, tạm dừng, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương

Hoạt động kinh doanh đa cấp diễn ra rất rầm rộ và đa dạng, bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế mà loại hình này mang lại thì những biến tƣớng cũng đồng thời diễn ra rất phức tạp dẫn đến rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc và gây ra không ít hệ lụy cho xã hội. Cũng trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động đa cấp và cũng không ít doanh nghiệp đã bị cơ quan quản lý nhà nƣớc kiểm tra, xử phạt và thu hồi giấy phép kinh doanh. Vì thế, để hoạt động kinh doanh này phát triển lành mạnh, bền vững, thực sự đóng góp cho nền kinh tế còn rất nhiều việc phải làm, đặt biệt là công tác quản lý nhà nƣớc và cụ thể hơn là các hoạt động cấp phép, gia hạn, tạm dừng hay thu hồi

giấy phép kinh doanh đối với bán hàng đa cấp cần phải đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ.

Hiện nay, việc cấp phép đăng ký kinh doanh đối với bán hàng đa cấp đã đƣợc chính phủ quy định rõ tại các quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Vậy để đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động cấp phép, thì cơ quan chủ quản cần phải lƣu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, chủ thể đƣợc phép tiến hành hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, để kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp, trƣớc hết nhà đấu tƣ phải thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tƣ.

Thứ hai, bán hàng đa cấp hiện là một phƣơng thức kinh doanh có điều kiện, do đó, để đƣợc phép kinh doanh theo phƣơng thức này, doanh nghiệp cần phải thực hiện những điều kiện cụ thể đã đƣợc pháp luật quy định cụ thể nhƣ sau:

- “Doanh nghiệp có vốn pháp định đăng ký kinh doanh bán lẻ phƣơng thức đa cấp là 10 tỷ đồng.

- Kinh doanh hàng hóa phù hợp vói ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định này nhằm bảo đảm lợi ích chung của cả xã hội sự quản lý của Nhà nƣớc. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ đƣợc tiến hành trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký. Tuy nhiên, hàng hóa đƣợc kinh doanh theo phƣơng thức bán hàng đa cấp phải tuân thủ quy định.

- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 5% vốn điều lệ nhƣng không thấp hơn 5 tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”5.

Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản cũng cần rà soát lại các quy định không phù hợp với tình hình thực tế trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phƣơng mình để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện công tác quản lý cũng nhƣ cấp phép kinh doanh đối với hoạt động BHĐC.

1.2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp luật về hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất của các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, Chính phủ đã ban hành dự thảo Nghị định pháp luật về việc quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, nhằm cập nhật các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo tính thống nhất với Nghị định cũ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

Đây là một động thái nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc và đảm bảo tính thống nhất của các Nghị định của Chính phủ, đồng thời bổ sung đầy đủ hơn về quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Căn cứ theo các quy định của pháp luật ta có thể hình thành trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại đối với loại hình BHĐC đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Trình thủ tục xử lý vi phạm hành vi bán hàng đa cấp bất chính

.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hồ sơ khiếu nại Sở Công thƣơng

Cục Quản lý Cạnh tranh

Điều tra sơ bộ

Đình chỉ điều tra Chuyển xử lý hình sự

Điều tra chính thức

Kết luận điều tra

Quyết định xử lý

Xử lý vi phạm

Khiếu nại

Thi hành án Khiếu kiện ra Tòa án

Dựa trên sơ đồ có thể hình thành đƣợc quy trình xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính nhƣ sau:

(1) BHĐC bất chính trƣớc hết cần đƣợc thẩm định tại Sở Công Thƣơng, sau đó, hồ sơ sẽ đƣợc trình lên Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thƣơng để xem sét và bắt đầu tiến hành điều tra

(2) Trên cơ sở kết quả điều tra và quyết định xử lý BHĐC bất chính và nếu có thiệt hại xảy ra, chủ thể vi phạm có thể bị khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Quyết định của Cục Quản lý Cạnh tranh về việc tồn tại BHĐC bất chính sẽ đƣợc Tòa án công nhận dựa trên kết quả điều tra có tồn tại hay không tồn tại hành vi BHĐC bất chính. Kết quả điều tra của Cục Quản lý Cạnh Tranh sẽ là cơ sở quan trọng để Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại của chủ thể vi phạm

Ngoài ra một vấn đề thƣờng phát sinh hiện nay, đó là căn cứ theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ta thấy, mỗi hợp đồng tham gia BHĐC đều phải có cơ chế giải quyết hợp đồng, nhƣng lại không quy định rõ cơ quan nào sẽ giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn đến, nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp thƣờng đƣa vào hợp đồng nội dung thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc lựa chọn là Trọng tài thƣơng mại, điều đó đã vô tình ràng buộc các nhà phân phối về cơ chế giải quyết tranh chấp, chƣa kể việc giải quyết bằng trọng tài thƣơng mại sẽ mất rất nhiều thời gian và rất tốn kém. Bởi vì, suy cho cùng nhà phân phối hay ngƣời tham gia bán hàng đa cấp cũng chỉ là ngƣời tiêu dùng, mà ngƣời tiêu dùng thì phải có quyền chọn Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và ngƣời tiêu dùng.

Do đó, các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC cần có sự chủ động vào cuộc đối với việc giải quyết tranh chấp khiếu nại giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần rà soát và đề xuất Chính phủ các cơ chế pháp lý cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoạt động BHĐC để bảo vệ quyền và lợi nhà phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)