hoạt động bán hàng đa cấp
Không thể phủ nhận Bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh khá phổ biến trên thế giới. Việc bán hàng theo phƣơng thức này giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí trong khâu phân phối hàng hóa, đồng thời việc mua bán hàng hóa mang lại lợi ích cho cả ngƣời bán và ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên bênh cạnh những mặt tích cực mà loại hình này mang lại thì cũng không ít những tiêu cực đang tồn tại song song, đặt biệt những biết tƣớng từ BHĐC bất chính đã gây những hậu quả rất nghiệm trọng cho ngƣời dân, cho xã hội và cho nền kinh tế đât nƣớc. Vì vậy với chủ trƣơng “ Đƣa bán hàng đa cấp về đúng bản chất” nhằm bảo đảm an ninh trật tự và quyền lợi của nhân dân, nâng cao trách nhiệm, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, tạo bƣớc chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 đã chỉ rõ, Chính phủ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN. Trong đó, chỉ rõ Bộ Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ triển khai và thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy định hiện hành về chính sách cấp phép xuất nhập khẩu, quản lý thị trƣờng, cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ theo hƣớng tạo thuận lợi, giảm chi phí cho DN theo đúng các cam kết quốc tế.
Do vậy, các cơ quan Nhà nƣớc cần tăng cƣờng chức năng, trách nhiệm quản lý của mình để phát hiện, xử lý và từ đó loại bỏ các công ty BHĐC lợi dụng hình thức này để vi phạm pháp luật, thực hiện hành vi bất chính. Đồng thời hoàn thiện công tác lập pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp, xử phạt hành vi vi phạm về BHĐC và xử lý trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan. Thứ hai, tăng cƣờng chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN này sau cấp phép, kể cả các cơ quan chức năng có trách nhiệm liên quan đến sản phẩm hàng hóa của các DN này. Thứ ba, có cơ chế xác định và quy định giá của sản phẩm, hàng hóa. Thứ tƣ, cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho ngƣời dân, nâng cao dân trí để họ hiểu đúng về bản chất của hình thức BHĐC, chú trọng quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm, hiểu rõ và đúng chƣơng trình trả thƣởng của DN đa cấp. Thứ năm, các chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối chỉ đạo chung thống nhất với những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và gia nhập.
Với mong muốn Việt Nam là thị trƣờng kinh doanh đầy hứa hẹn và mang lại lợi ích cho các DN không chỉ cần sự nỗ lực của chính bản thân DN mà còn là sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nƣớc.
Về cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC, Thủ tƣớng Chính phủ cũng vừa có Chỉ thị 30/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
- Xử lý nghiêm các tổ chức chưa đăng ký hoạt động: Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc thẩm quyền quản lý do pháp luật quy định.
Bộ Công Thƣơng cùng các Bộ, ngành tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền về các sản phẩm đƣợc phép kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
Đồng thời, Bộ Công Thƣơng chỉ đạo lực lƣợng quản lý thị trƣờng các cấp chủ trì, phối hợp với lực lƣợng chức năng kiểm tra, đánh giá nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng hàng hóa của doanh nghiệp đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, đặc biệt là hàng hóa đƣợc sản xuất, gia công trong nƣớc.
Bộ Công an chỉ đạo các lực lƣợng nghiệp vụ, công an các cấp tăng cƣờng công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra làm rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp hoặc lợi dụng kinh doanh đa cấp biến tƣớng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nhƣ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, gian lận thƣơng mại buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, huy động tài chính trái phép, kinh doanh trái phép… trên phạm vi cả nƣớc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Giám sát chặt quá trình xuất, nhập khẩu và kinh doanh
Thủ tƣớng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tƣ pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trƣơng nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung quy định về xử lý hình sự đối với hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng mô hình đa cấp để kinh doanh trái phép.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm khác của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định.
Bộ Tài chính công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp trên địa bàn toàn quốc.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra để xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lƣờng và chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định.
Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong quá trình sản xuất, gia công, sang chai, chiết xuất, đóng gói, nhập khẩu kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền đƣợc pháp luật quy định, đặc biệt chú trọng vào sản phẩm phân bón.
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014; phong tỏa tài khoản, kịp thời ngăn chặn tổ chức, cá nhân liên quan tẩu tán tài sản, tạo thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý và thu hồi tài sản phạm tội trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
Thủ tƣớng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng các cấp tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xác minh, điều tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp đối với mọi loại hình nhƣ dịch vụ và các hình thức kinh doanh đa cấp trái pháp luật khác trên địa bàn, trong đó chú trọng vào các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp và những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
để ngƣời dân, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp chủ động phòng ngừa, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp để huy động tài chính, bán hàng đa cấp khi chƣa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn để từ đó tuân thủ các quy định của pháp luật.8
3.1.3. Chủ trƣơng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC của Tỉnh Phú Yên
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp, UBND Tỉnh Phú Yên với chủ trƣơng “tăng cƣờng quản lý hoạt động bán hàng đa cấp” đã thực hiện những nội dung nhƣ sau:
1. Ngày 30/8/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 52/2016/QĐ- UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao tại Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND nêu trên để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xác minh, điều tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp đối với mọi loại hình nhƣ dịch vụ và các hình thức kinh doanh đa cấp trái pháp luật khác trên địa bàn, trong đó chú trọng vào các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp và những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản để ngƣời dân, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp chủ động phòng ngừa, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô
hình kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp để huy động tài chính, bán hàng đa cấp khi chƣa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp bán hàng đa câp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn đê từ đó tuân thủcác quy định của pháp luật.
2. Giao Sở Công thƣơng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mƣu UBND tỉnh quyết định tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức các cấp trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa câp đê nâng cao năng lực, nghiệp vụ trong giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.
3. Đài PTTH tỉnh, Báo Phú Yên, cổng thông tin điện tử Sở công thƣơng: - Triển khai xây dựng các chƣơng trình thƣờng kỳ, các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp và cảnh báo cho ngƣời dân về hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, biến tƣớng.
- Phản ánh, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn Tỉnh Phú Yên
3.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp :
Tại Phú Yên, tuy không phải là một ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên BHĐC cũng đã có những đóng góp nhất định tạo động lực để thúc đẩy phát nền kinh tế tại địa phƣơng. Do đó,cần có sự tập trung đầu tƣ các nguồn lực, những ƣu ái nhất định về cơ chế pháp lý, tạo điều kiện cho BHĐC nói riêng và ngành thƣơng mại dịch vụ nói chung có đƣợc phát triển một cách bền vững. Đặc biệt là các quy định của pháp luật về những cơ chế, chính sách phát triển hoạt động BHĐC.
Phú Yên cần tiến hành rà soát toàn diện tất cả các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động BHĐC đã đƣợc ban hành ở nƣớc ta: Luật Cạnh Tranh, Luật Thƣơng mại, Nghị định 42/2014/NĐ-CP… và các văn bản pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý các hoạt động kinh doanh du đa cấp.
Xem xét và đƣa ra các đánh giá nhìn nhận về những quy định, những chính sách đó có thật sự phù hợp với điều kiện và nguyên tắc thị trƣờng tại địa phƣơng.
Tiếp tục ban hành các chính sách nhằm tạo cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, phối hợp quản lý nhà nƣớc giữa Phú Yên với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Ngoài ra, Tĩnh cũng cần có thêm các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bình đẳng trong kinh doanh đa cấp, đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm mới tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ cho hoạt động BHĐC tại Phú Yên.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,các cơ chế, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh đa cấp, tỉnh còn phải thƣờng xuyên tiến hành việc giáo dục,tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về hoạt động BHĐC tại địa phƣơng. Ngoài ra cũng cần nâng cao ý thức pháp luật về BHĐC cho ngƣời dân thông qua việc tuyên truyền với quy mô lớn, trong đó phổ biến những quy định thiết yếu, định hƣớng cho ngƣời dân có cái nhìn tích cực về BHĐC vai trò của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này, đề cao sự thƣợng tôn pháp luật khi tham gia BHĐC.
Về phía Sở Công thƣơng, cần đề xuất với chính phủ các biện pháp xây dựng quy chế quản lý và quy chế xử lý đối với hành vi vi phạm của BHĐC bất chính, và các biện pháp phải phù hợp với điều kiện tại địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cấp,các ngành trong quản lý hoạt động đa cấp. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ quyền lợi của nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng, sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, các quy định xử phạt, bồi thƣờng thiệt hại,…đối với trƣờng hợp vi phạm trong hoạt động BHĐC.
Về phía chính quyền, UBND tỉnh Phú Yên cần chỉ đạo các ngành chức năng liên quan lập kế hoạch chi tiết các về việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về BHĐC đã hết hiệu lực, tổ chức công bố hoặc trình Thƣờng trực HĐND tỉnh công bố danh mục văn bản hết hiệu lực theo đúng quy định. Đối với các Nghị quyết quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu và trình HĐND tỉnh nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.