Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 41 - 43)

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả nƣớc, đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Á. Thành phố nổi bật bởi sự năng động, hiện đại, sức trẻ và tinh thần khởi nghiệp. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhƣng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi

hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nƣớc về tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Thành phố còn là nơi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh nhất cả nƣớc, kể từ khi Luật đầu tƣ đƣợc ban hành. Số dự án đầu tƣ vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên cả nƣớc. Năm 2005, đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tƣ. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tƣ kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.

Về thƣơng mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nƣớc. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%

- Những thành công trong công tác quản lý về BHĐC tại Hồ Chí Minh.

Hiện nay, thành phố đã và đang hình thành cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC đƣợc hiệu quả hơn. Mặc dù tác động hạn chế của hình thức BHĐC đến kinh tế và đời sống tại Hồ Chí Minh, nhƣng Nhà nƣớc và chính quyền thành phố vẫn nổ lực duy trì chính sách hội nhập về thƣơng mại, không đóng cửa, không cấm thƣơng mại qua hình thức BHĐC. Môi trƣờng kinh doanh thuận lợi tại đây cũng đã tạo điều kiện cho hình thức BHĐC phát triển với tốc độ khá nhanh. Năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc của UBND Thành phố, Sở Công thƣơng thành phố đối với hoạt động BHĐC cũng ngày càng đƣợc tăng cƣờng, tuy đội ngủ vẫn còn mỏng so với số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động, nhƣng công tác thực hiện giám sát hàng chục doanh nghiệp và một số lƣợng nhiều nhà phân phối cũng đã đƣợc đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao.

Chính quyền thành phố cũng đã tổ chức thành công nhiều đợt phối hợp quản lý liên ngành nhƣ: Sở Công thƣơng phối hợp với Sở Y tế trực tiếp kiểm tra, giám sát về nguồn gốc xuất xứ và chất lƣợng sản phẩm đƣợc kinh doanh đa cấp. Sở Công thƣơng phối hợp với Hiệp hội BHĐC tổ chức hội thảo đánh giá những kẽ hở, những mặt hạn chế của cơ quan quản lý thể hiện trong các văn bản pháp lý về BHĐC cũ, đồng thời góp ý các dự thảo Nghị đinh 42/2014/NĐ-CP và Thông tƣ 24/2014/TT-BCT về quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC. Cơ chế quản lý BHĐC đƣợc hoàn thiện ở mức độ nhất định nhƣ hiện nay có đóng góp không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế cũng nhƣ về bộ mặt của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)