Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 65)

- Sự thiếu chuyên nghiệp trong cơ chế quản lý và công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với BHĐC

Hiện nay, Sở Công thƣơng Phú Yên vẫn chƣa có bộ phận hoặc tổ chuyên trách quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC, chỉ có một nhân viên bán chuyên trực tiếp quản lý đồng thời kiêm nhiệm nhiều mảng quản lý khác về thƣơng mại. Trong khi đó trên địa bàn Tỉnh có đến hơn hai mƣơi doanh nghiệp đang hoạt động, chƣa kể các tổ chức , cá nhân kinh doanh BHĐC không có giấy phép và hàng ngàn nhà phân phối tham gia.

Ngoài ra chƣa có văn bản pháp luật nào của địa phƣơng để thực hiện nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý BHĐC trên địa bàn Tỉnh; những yếu tố trên sẽ là điều kiện dẫn tới tiêu cực trong lĩnh vực đa cấp, ảnh hƣởng không tốt đến xã hội

Qua thực tế trên ta thấy đƣợc, Sở Công thƣơng chƣa thật sự quan tâm đặt biệt trong công quản lý nhà nƣớc đối với hình thức BHĐC, các cơ sở ban ngành cũng chƣa có sự phối hợp đồng bộ và đƣa ra đƣợc các giải pháp làm thế nào để quản lý nhà nƣớc hiệu quả đối với lĩnh vực này, đặc biệt là quản lý chất lƣợng hàng hóa bán qua hình thức đa cấp, quản lý thông tin, quản lý doanh nghiệp và

các chi nhánh các công ty BHĐC trên địa bàn Tỉnh Phú Yên. Hiện nay Sở Công thƣơng chỉ phân công 1 ngƣời phụ trách chính về hoạt động BHĐC, trong khi công tác quản lý đối với lĩnh vực này là khá nhiều nhƣ: nắm tình hình các công ty BHĐC, sự phát triển của các mạng lƣới, số lƣợng nhà phân phối hoạt động trên địa bàn TỈnh Phú Yên…

- Hoạt động cấp phép tạo ra nhiều kẽ hở

Tại thời điểm hiện hành, hoạt động cấp giấy phép kinh doanh đa cấp sẽ thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thƣơng, hồ sơ của doanh nghiệp phải nộp tại Cục Quản lý Cạnh tranh, đây là nơi sẽ tổ chức thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh. Sở Công thƣơng chỉ là nơi đƣợc thông báo sau khi công ty kinh doanh đa cấp đƣợc cấp giấy phép chính thức và pháp luật cũng không quy định rõ các biện pháp chế tài nêu doanh nghiệp BHĐC không thông báo về giấy phép và mở chi nhánh hoạt động. Đây là kẽ hở trong quản lý, địa phƣơng là nơi diễn ra hoạt động BHĐC nhƣng lại không nắm chính xác các doanh nghiệp, chi nhánh các công ty BHĐC trên địa bàn mình dẫn đến tình trạng khó quản lý

Sự thông thoáng trong quan niệm về thủ tục cấp phép hoạt kinh doanh khi áp dụng vào việc xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phƣơng đã làm cho thủ tục này chỉ còn là hình thức. Lúc này, thủ tục cấp giấy phép hoạt động bán hàng đa cấp không phát huy đƣợc hiệu quả quản lý trƣớc những hành vi gian dối của doanh nghiệp, cho dù đó là hành vi sơ đẳng nhất. Do đó, các doanh nghiệp cứ việc hoạt động mà không cần quan tâm về tính xác thực cũng nhƣ tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hoạt động. Chính sự lỏng lẻo trong các quy định về bán hàng đa cấp đã khiến cho các doanh nghiệp lợi dụng khe hở pháp lý để trục lợi bất chính, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lý tại các địa phƣơng. Một điển hình cụ thể là việc Bộ Công thƣơng giao cho các địa phƣơng tiếp nhận thông báo bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp trên địa bàn mà không cần đăng ký địa điểm hoạt động chẳng khác nào là tự làm cho công tác quản lý nhà nƣớc tại các địa phƣơng trở nên bế tắc.

- Về công tác xử lý vi phạm hoạt động BHĐC:

Hoạt động xử lý vi phạm về BHĐC trong giai đoạn hiện nay vẫn chƣa thật sự hiệu quả vì những bất cập trong cơ chế pháp lý. Cụ thể là mẫu thông báo đƣợc thống nhất từ Trung ƣơng, trong đó không có quy định rõ doanh nghiệp phải ghi

địa chỉ hoạt động cụ thể, thế nên nhiều doanh nghiệp “cố tình” bỏ trống mục này, khi muốn kiểm tra lực lƣợng không biết tìm văn phòng ở đâu. Hơn nữa, trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh hàng đa cấp thì chỉ có mỗi Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thƣơng) là có thẩm quyền. Vì vậy, dù phát hiện ra sai phạm, đơn vị cũng phải chờ quyết định xử phạt từ Cục Quản lý Cạnh tranh, thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thực tế cho thấy rằng, Cục Quản lý Cạnh tranh chỉ có hai trụ sở hoạt động tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, do đó, việc đi sâu sát hơn về tình hình hoạt động tại mỗi địa phƣơng là điều không thể, từ đó, công tác xử lý vi phạm hiện nay cũng chỉ nhắm vào doanh nghiệp là chủ yếu, và không thể xử lý đƣợc các những nhà phân phối vì không đáp ứng đƣợc điều kiện nhân lực và điều kiện thời gian

Ngoài ra, các biện pháp chế tài xử phạt mạnh tay vẫn chƣa đƣợc áp dụng kịp thời, đồng bộ. Theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP, hành vi kinh doanh đa cấp bất chính có thể bị xử phạt là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, việc rút giấy phép không đồng nghĩa với việc thu hồi đƣợc khoản tiền mà những ngƣời tham gia đã đầu tƣ và hệ quả từ việc kinh doanh đa cấp trái phép.

Hơn nữa chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chƣa đủ sức răn đe, cho nên các đối tƣợng sẵn sàng vì lợi nhuận mà chịu phạt để đƣợc tồn tại hoặc thiếu những nội dung quy định cụ thể trong hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo thẩm quyền khi tiến hành hoạt động này. Cụ thể, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp là 200 triệu đồng, theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ, quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh là còn quá ít so với mức lợi nhuận thu về từ các hoạt động bất hợp pháp. Hơn nữa, theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh hàng đa cấp thì chỉ có mỗi Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thƣơng) là có thẩm quyền. Vì vậy, dù phát hiện ra sai phạm, đơn vị cũng phải chờ quyết định xử phạt từ Cục Quản lý Cạnh tranh, thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian

Yêu cầu đặt ra là vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải đƣợc tăng cƣờng, để ngăn chặn các hành vi phi pháp, giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại cho ngƣời dân. Và dù, thực tế đã có nhiều bài học kinh nghiệm, nhƣng có lẽ các

cơ quan quản lý vẫn chƣa thật sự chú ý đến lĩnh vực này, cũng có thể do khả năng về quản lý thị trƣờng của một số cơ quan còn hạn chế, vì thế vẫn cứ xảy ra việc lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngƣời dân.

- Chất lượng đội ngủ mỏng và bộ máy cán bộ chưa hoàn thiện trong quản lý lĩnh vực đa cấp:

Thực tiễn quản lý đang đặt ra cho các cơ quan chức năng nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước hết, sự phức tạp từ bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp đặt ra những yêu cầu về trình độ và kỹ năng đối với cán bộ quản lý. Trƣớc tiên là về mặt nhận thức, Luật Cạnh tranh chỉ mới đƣa ra khái niệm của hoạt động này với những nét phác thảo cơ bản, trong khi thực tế cho thấy sự đa dạng trong cách thức tổ chức mạng đa cấp, cách thức trả thƣởng, điều hành hoạt động tiếp thị, bán hàng... của các doanh nghiệp. Điều này đã làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động quản lý của nhà nƣớc cũng là sự đòi hỏi cao hơn ở trình độ chuyên môn và trình độ quản lý BHĐC đối với đội ngủ cán bộ. Nhƣng với tình trạng mỗi cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc nhƣ hiện nay thì việc vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công tác đồng thời vừa nâng cao trình độ chuyên thì quả là một thử thách lớn đối với đội ngủ quản lý. Tiếp theo là, cùng với thời gian, các doanh nghiệp cũng đã kịp tích lũy kinh nghiệm trong việc đối phó với các biện pháp quản lý của nhà nƣớc, vì vậy, không phải chỉ nâng cao trình độ mà mỗi cán bộ còn phải dành nhiều thời gian để cập nhật kiến thức quản lý để theo kịp với tiến độ đa dạng của loại hình BHĐC.

Bên cạnh đó, bộ máy quản lý của Sở Công thƣơng hiện đang kiêm nhiệm quá nhiều chức năng nhiệm vụ, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ ngƣời tiêu dung, quản lý nhà nƣớc về chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hoạt động liên quan đến BHĐC v..v.. .Điều này dẫn đến sự ứ động, ùn tắc trong công tác quản lý cũng nhƣ xử lý các hoạt động thƣơng mại.

- Sự thiếu chủ động trong công tác thanh tra kiểm tra

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công tác thanh tra, kiểm tra là trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh và sở Công thƣơng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Để thực thi hiệu quả của hoạt động quản lý cơ bản cũng nhƣ hoạt động thanh kiểm tra thì cần phải căn cứ vào hai yếu tố

(i) tính hợp lý của các biện pháp hậu kiểm; (ii) năng lực của cơ quan quản lý. Để ngăn chặn và kịp thời phát hiện vi phạm, nhà nƣớc cơ bản dựa vào hoạt động báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, các báo cáo mà doanh nghiệp nộp chỉ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền một vài thông số về doanh thu, về việc nộp thuế và tình hình phát triển của mạng đa cấp. Nó không thể phản ánh tình hình vi phạm của doanh nghiệp bởi tác giả của báo cáo nói trên là doanh nghiệp đang bị quản lý. Vì thế, sự chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng sẽ quyết định đến hiệu quả của cơ chế hậu kiểm. Nghị định 42/2014/NĐ-CP trao cho cơ quan quản lý cạnh tranh và Sở Công thƣơng các tỉnh quyền chủ động về thời gian, cấp độ, nội dung thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, pháp luật lại chƣa quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lƣu trữ các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra.

Ngoài ra, để đối phó với hoạt động quản lý, một số doanh nghiệp đã tổ chức mạng lƣới đa cấp khép kín. Theo đó, doanh nghiệp siết chặt kiểm soát việc gia nhập bằng cách đặt ra nhiều điều kiện về nhân thân, về trách nhiệm bảo lãnh của những ngƣời tham gia trƣớc. Hơn nữa, họ cũng thực thi vài chính sách kiểm soát hành vi của ngƣời tham gia thông qua các biện pháp phân chia lợi ích khá hấp dẫn, sự ràng buộc trách nhiệm... nhằm ngăn chặn sự hợp tác của ngƣời tham gia với cơ quan nhà nƣớc. Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần thay đổi phƣơng pháp quản lý cho phù hợp với sự năng động của thị trƣờng.

Tóm lại, vẫn còn những tranh cãi xung quanh việc tồn tại của mô hình BHĐC nhƣng việc nó vẫn đƣợc duy trì, phát triển cũng không phải hoạt động xấu mà là công tác quản lý nhà nƣớc của chúng ta chƣa đƣa đƣợc loại hình này về đúng bản chất chân chính của nó. Tại Việt Nam để có thể thanh lọc thị trƣờng, trả BHĐC về với bản chất vốn có cần phải có thời gian, sự đồng hành của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở khung lý thuyết ở chƣơng 1, trong chƣơng 2, tác giả đã phân tích đánh giá tình hình hoạt động bán hàng đa cấp và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua đó đã làm rõ đƣợc những ƣu điểm và những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong hoạt

động quản lý nhà nƣớc đối với loại hình thƣơng mại này. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng hoạt động BHĐC tại Phú Yên, thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC trên địa bàn tỉnh, những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC bên cạnh đó là nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế hiện nay còn tồn tại trên địa bàn Tỉnh Phú Yên. Các kết luận nêu ở chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các giải pháp ở chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Quan điểm định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về quản lý, phát triển đối với hoạt động bán hàng đa cấp

3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển thƣơng mại dịch vụ nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn trong đƣờng lối đổi mới của Đảng ta. Qua các nhiệm kỳ đại hội, từ đại hội VI đến đại hội XII, quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa không ngừng đƣợc phát triển, ngày càng hoàn thiện.

Hiện nay ngành dịch vụ đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và không ngừng đƣợc tăng cao. Với xu hƣớng chung của thể giới thì cơ cấu kinh tế đang chuyển dần sang phát triển ngành dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp. Ở mỗi quốc gia đều đề ra những chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ so với các ngành khác trong nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nƣớc ta đã khẳng định phát triển kinh tế thị thƣờng theo định hƣớng XHCN.

Đối với nƣớc ta cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó và đƣợc khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định “Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tƣ nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Đồng thời Đảng ta lần đầu tiên khẳng định chủ trƣơng: “Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tƣ nhân đa sở hữu và tƣ nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc”.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 4 khóa XII (ban hành Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016) đã đƣa ra chủ trƣơng: Thực hiện cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trƣởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP; Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao nhƣ tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thƣơng mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; các loại dịch vụ kiểm toán, tƣ vấn, pháp lý... Và tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW “về phát triển kinh tế tƣ nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Nhƣ vậy cho thấy, Đảng ta đã nhận thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)