Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 44)

Qua thực tiễn và những thành công mà thành phố Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc cũng nhƣ những nỗ lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC tại Hà nội, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

Một là: Đối với một lĩnh vực đa dạng nhƣ BHĐC thì cần phải tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh hoặc thành

phố, các Sở ngành, đoàn thể của tỉnh. Chủ động, kịp thời ban hành các chủ trƣơng chỉ đạo, cơ chế chính sách động viên khuyến khích đẩy BHĐC và.

Hai là: Cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ quận huyện đến cơ sở, đặt đƣợc sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân.

Ba là: Có bƣớc đi và cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Tăng cƣờng đƣợc các hoạt động thi đua, quan hệ quốc tế và vị thế của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm đảm bảo vai trò giúp sức, giám sát các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của ngƣời tham gia và doanh nghiệp có liên quan tạo nên một cộng đồng lành mạnh, có sức thuyết phục trong nền kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, quy hoạch chính sách quản lý và phát triển hoạt động BHĐC cũng là việc làm rất cần thiết, cần đƣợc sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, đầu tƣ kinh phí thích đáng; đẩy mạnh hoạt động BHĐC sẽ tạo điều kiện để phát triển Kinh tế - Xã hội, đặt biệt là đối với những tần lớp ngƣời lao động nghèo, không có thu nhập ổn định.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết cho việc nghiên cứu, đặt biệt trong đó đã làm rõ đƣợc nội hàm của khái niệm QLNN đối với hoạt động BHDC, nêu rõ đặc điểm của hình thức kinh doanh đa cấp đối với các doanh nghiệp, nhà phân phối và xã hội. Tác giả đã xây dựng đƣợc những nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàn đa cấp ở cấp tỉnh với các nội dung:

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp

- Tổ chức và thực hiện phối hợp quản lý liên ngành đối với hoạt động bán hàng đa cấp

- Cấp phép, gia hạn, tạm dừng, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phƣơng

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp - Thanh tra, kiểm tra hoạt dộng bán hàng đa cấp

Ngoài ra, trong chƣơng cũng đã nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại một số địa phƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên, tạo cơ sở khoa học để tác giả tiếp tục phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp của tỉnh Phú Yên trong chƣơng tiếp theo.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

PHÚ YÊN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ YÊN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Yên

- Về điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có lực lƣợng lao động tại chỗ dồi dào, cần cù lao động, có học vấn khá và đƣợc đào tạo tốt. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là5.060 km2, có vị trí địa lý và giao thông tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nƣớc là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Hệ thống giao thông Phú Yên khá thuận lợi, có quốc lộ 1 và đƣờng sắt Bắc-Nam đi qua; Quốc lộ 25 nối với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu quốc tế Đắc-Ruê (Đắk Lắk); Sân bay Tuy Hòa có khả năng tiếp nhận loại máy bay lớn nhƣ: A321, Boing 747 v.v... hiện nay đang khai thác tuyến bay Tuy Hòa - TP. Hồ Chí Minh và Tuy Hòa - Hà Nội. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).

Rải rác có núi đá chạy sát ra biển đã chia cắt dải đồng bằng ven biển của tỉnh thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng thuộc hạ lƣu sông Ba với diện tích 500 km2. Đây là vựa lúa lớn của miền Trung.

Phú Yên có đƣờng bờ biển dài 189 km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra dải đất cát ven biển có thể phát triển thành những vùng nuôi tôm trên triều đạt hiệu quả cao. Đặc biệt Phú Yên có cảng hàng hoá Vũng Rô sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hoá của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có thể hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động nhƣ may mặc, da, chế biến hạt điều, lắp ráp điện tử, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn cho tôm, cơ khí nông nghiệp…

- Về tình hình kinh tế

Theo đánh giá của Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 8/2015): Tình hình kinh tế -xã hội của thành phố ổn định và có mặt phát triển; tốc độ tăng trƣởng GDP đạt khá; công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đƣợc tăng cƣờng, nhiều công trình xây dựng trên địa bàn đƣa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm. Công tác cải cách hành chính đƣợc chú trọng. Quốc phòng và an ninh đƣợc tăng cƣờng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể đƣợc chú trọng, tăng cƣờng. Tỉnh Phú Yên là địa bàn quan trọng có vị trí chiến lƣợc về kinh tế và an ninh, quốc phòng của khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

- Mục tiêu phát triển:

Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lƣợng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Từng bƣớc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo và chất lƣợng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng7

.

2.1.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Tỉnh Phú Yên lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Tỉnh Phú Yên

2.1.2.1. Điều kiện thuận lợi

Là một tỉnh duyên hải miền Trung với mật độ dân số thƣa, tỉnh Phú yên luôn gặp những thuận lợi nhất định trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt

động bán hàng đa cấp, đặt biệt là công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Hơn nữa, thành phần dân cƣ ở đây chủ yếu là dân bản địa, không nhiều thành phần dân di cƣ, điều này tạo điều kiện cho chính quyền quản lý sâu sát hơn về tình hình dân cƣ, từ đó dễ dàng hơn trong việc nắm bắt tình hình kinh tế cũng nhƣ nhanh chóng hơn trong việc phát hiện đƣợc hiện tƣợng tiêu cực diễn ra trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn đƣợc những tiêu cực mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính có thể gây ra.

2.1.2.2. Điều kiện khó khăn

Tuy là một địa bàn với mật độ dân cƣ thƣa, nhƣng Phú Yên vẫn là một địa phƣơng có lƣợng dân số nghèo cao, phổ biến ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí vẫn còn thấp là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đa cấp bất chính dễ dàng lợi dụng, dụ dỗ ngƣời dân bằng những chiêu thức lừa đảo và hứa hẹn về thu nhập. Đây vẫn đang là một bài toán khó cho công tác quản lý nhà nƣớc về bán hàng đa cấp nói riêng và tình hình kinh tế Phú Yên nói chung.

2.2. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN YÊN

2.2.1. Thình hình hoạt động bán hàng đa cấp tại Phú Yên

Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh hiện có 21 doanh nghiệp thông báo với sở về việc bán hàng đa cấp, tuy nhiên chỉ hai doanh nghiệp có địa điểm bán hàng. Đó là Công ty cổ phần Đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại MLM Việt Nam (Hà Nội) có điểm bán hàng tại hộ ông Đỗ Vũ Thảo (ở tổ 1, khu phố Phƣớc Hậu 1, phƣờng 9, TP Tuy Hòa) và Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy (Hà Nội) có điểm bán hàng tại đại lý ký gửi hàng hóa Hoàng Phi Phú Yên (đƣờng Hùng Vƣơng, phƣờng 9, TP Tuy Hòa). Các đơn vị bán hàng đa cấp còn lại đều mua bán tự do, không có điểm bán ổn định.

Các doanh nghiệp Bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên chủ yếu có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Bình Dƣơng. Do đó, đa phần các doanh nghiệp ở đây là doanh nghiệp phát triển mạng lƣới bán hàng đa cấp. Phần lớn doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn hầu hết tuân thủ quy định về bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Một số doanh nghiệp có thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Sở Công Thƣơng và một số doanh nghiệp

trƣớc khi tổ chức hội thảo đã gửi thông báo thời gian và địa điểm tổ chức giới thiệu sản phẩm cho Sở Công Thƣơng.

Các loại hàng hóa bán theo hình thức đa cấp có giá từ vài trăm ngàn đồng đến khoảng 16 triệu đồng/sản phẩm. Sản phẩm của đại lý bao gồm mỹ phẩm, may mặc, kim khí điện máy, điện dân dụng. Giá mỗi sản phẩm dao động từ trên 300.000 đến 12 triệu đồng. Tại thị trƣờng Phú Yên, đại lý chỉ mới phát triển hệ thống bán hàng ở TP Tuy Hòa, TX Sông Cầu và các huyện Sơn Hòa, Tây Hòa. Đại lý có đội ngũ chuyên viên đến tận nơi để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Nhƣng trƣớc khi làm công tác này, các chuyên viên đƣợc phía công ty bán hàng đa cấp đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng.

Các doanh nghiệp hoạt động BHĐC còn lại chủ yếu kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, bình lọc nƣớc ôzôn, đồ thời trang danh cho phụ nữ, các loại kem dƣỡng, nƣớc có chiết xuất từ hoa quả, các loại thực phẩm chức năng...Một số các mặt hàng do các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh đã tạo đƣợc lòng tin của khách hàng nhƣ các sản phẩm thực phẩm chức năng do Công ty Amway sản xuất đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm và đánh giá khá cao. Bên cạnh đó, một số các mặt hàng công nghệ phẩm nhƣ kem đánh răng, nƣớc rửa chén bát...của Công ty này cũng đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm, hay các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hình thức đa cấp đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, lựa chọn thì vẫn còn một số mặt hàng khác nhƣ áo ngực nano đƣợc quảng cáo có chức năng chữa bệnh, các mặt hàng thực phẩm chức năng khác có khả năng chữa bệnh ...đều là những quảng cáo nói quá sự thật và vi phạm các quy định của Nghị đinh 42/2014/NĐ-CP làm ảnh hƣởng đến uy tín, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng. Một số doanh nghiệp lợi dụng BHĐC để thu lời chính, bắt buộc ngƣời tham gia mạng lƣới phải mua hàng hoặc phải giới thiệu đƣợc nhiều ngƣời tham gia.

Trƣớc tình hình đó, hàng năm Sở Công Thƣơng đã tổ chức các chƣơng trình tập huấn văn bản pháp luật về bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, phòng Công Thƣơng UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh và Chi cục Quản lý Thị trƣờng. Thông qua đó phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BHĐC cho các đơn vị có liên quan trong hoạt động quản lý BHĐC. Bên cạnh đó, Sở Công Thƣơng đã chủ trì phối hợp với Cục Quản lý thị trƣờng trong việc

tổ chức buổi toạ đàm về quản lý công tác BHĐC trên địa bàn qua đó nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động BHĐC giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng. Thông qua các chƣơng trình tập huấn nhằm giúp cho các cơ quản lý nhà nƣớc nhất là cơ quan cấp huyện nắm rõ quy định của pháp luật về BHĐC để cùng với Sở Công Thƣơng có những phản ánh và ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp vi phạm hoạt động về BHĐC.

Song, hoạt động bán hàng đa cấp chủ yếu phát triển mạng lƣới thông qua hình thức bán hàng nhiều cấp mà không cần có địa điểm kinh doanh cố định nhƣ mặt hàng khác nên khó quản lý. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp doanh nghiệp khi phát triển mạng lƣới bán hàng đa cấp chỉ cần thông báo bán hàng đa cấp mà không cần có báo cáo về hoạt động bán hàng đa cấp định kỳ nên rất khó cho công tác quản lý. Nhất là đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nơi doanh nghiệp BHĐC không đặt trụ sở chính mà chỉ phát triển mạng lƣới gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Chính vì thế, trong thời gian qua, phề phía Sở Công thƣơng cũng có những đề xuất đến Bộ Công Thƣơng về việc tiếp tục chỉnh sửa các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản quy định về hoạt động BHĐC cho phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động BHĐC hoạt động đúng hƣớng, hiệu quả mà không làm ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng và các đại lý tham gia vào mạng lƣới./.

2.2.2. Nhận xét chung về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh Phú Yên Yên

2.2.2.1. Về mặt tích cực

Qua khảo sát cho thấy kinh doanh đa cấp tại đây mang lại nguồn thu nhập cao cho nhà phân phối. mỗi doanh nghiệp kinh doanh hàng đa cấp đều quy định hình thức mua bán, chế độ hoa hồng khác nhau, song có một điểm chung là thù lao của nhân viên bán hàng đa cấp rất cao, nên thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia vào hình thức bán hàng này, điều này mang lại một khoản thu nhập đáng kế cho những ngƣời tham gia bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, theo đánh giá của ngƣời tiêu dùng, sản phẩm đƣợc các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)