Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 36)

Cơ quan quản lý nhà nƣớc theo thẩm quyền, cụ thể là Sở Công thƣơng phải luôn luôn thực hiện các công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp để mọi ngƣời dân có ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình trƣớc các chiêu trò dụ dỗ, lừa đảo của loại hình bán hàng đa cấp biến tƣớng. Đặt biệt đối với những địa phƣơng là vùng sâu, vùng xa, cơ hội của ngƣời dân tiếp cận thông tin không nhiều thì các hoạt động tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, nhằm giúp mọi ngƣời dân có thể phân biệt đƣợc thế nào là các hình thức kinh doanh, thế nào là kinh doanh đa cấp chân chính và phân biệt đƣợc các hiện tƣợng lừa đảo trong kinh doanh. Có nhƣ vậy, các đối tƣợng mới khó lợi dụng thông tin sai lệch và những lợi ích ảo để lừa đảo ngƣời dân.

Phải phổ biến để ngƣời dân hiểu đƣợc muốn tham gia bán hàng đa cấp trƣớc hết cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình đƣợc hƣởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng

ký với Cục Quản lý cạnh tranh. Cần phải cảnh giác trƣớc các thông tin đƣợc đƣa ra liên quan đến hàng hóa nhƣ công dụng của sản phẩm, lợi ích khi tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp và đặt biệt cần lƣu ý các khoản hoa hồng, tiền thƣởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối. Những dấu hiệu ban đầu để nhận biết một doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật là mức trần chi trả hoa hồng, tiền thƣởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối lớn hơn 40% (mức cho phép tối đa là 40%). Trả hoa hồng cho ngƣời vào trƣớc bằng cách lấy tiền của ngƣời vào sau mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa.

Đối với vai trò của Sở Công thƣơng, cần phải hƣớng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp, ngƣời tham gia hoạt động bán hàng đa cấp về việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, dẫn chứng đến họ về các hiện tƣợng, các dấu hiệu vi phạm, lừa đảo của một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp, ngƣời tham gia bán hàng đa cấp, giảm thiểu tình trạng ngƣời dân bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phƣơng thức đa cấp để lừa đảo, trục lợi.

1.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra hoạt dộng bán hàng đa cấp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện bởi Sở Công thƣơng và Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan chuyên trách khác. Đây là một trong những những nội dung rất quan trọng trong kế hoạch về tăng cƣờng quản lý quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp mà mỗi địa phƣơng cần phải đẩy mạnh khi ban hành. Để phòng ngừa những hậu quả cũng nhƣ những biến tƣớng khó lƣờng đối với hoạt động BHĐC, công tác thanh tra, kiểm tra cần phải đƣợc thực hiện ở hai giai đoạn cụ thể, đó là giai đoạn bắt đầu đăng ký hoạt động và giai đoạn đang tiến hành hoạt động.

Đối với giai đoạn bắt đầu đăng ký hoạt động đa cấp, cần thẩm định rõ việc thành lập doanh nghiệp có đảm bảo đƣợc hai yếu tố, đó là doanh nghiệp phải đƣợc thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và có giấy đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phƣơng thức đa cấp đƣợc cấp bởi Cục Quản lý Cạnh tranh. Tiếp theo là thẩm định các thủ tục hồ sơ về đáp ứng những điều kiện đăng ký hoạt động BHĐC đƣợc quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP(về hàng hóa, vốn, ký quỹ…), cuối cùng là kiểm tra và xác thực địa điểm trụ sở đăng ký

hoạt động. Nếu đáp ứng đƣợc ba điều kiện trên thì cơ quan ban ngành sẽ xác nhận việc hoạt động BHĐC tại địa phƣơng và tiếp tục công tác thanh kiểm tra trong quá trình hoạt động. Nếu không đáp ứng đƣợc ba điều kiện trên hoặc có những nội dung trái với quy định pháp luật thì từ chối ngay việc xác nhận hoạt động và thậm chí kiến nghị lên cục Quản lý Cạnh tranh về việc rút giấy phép kinh doanh nếu phát hiện đƣợc những dấu hiệu sai trái, bất chính của doanh nghiệp.

Đối với giai đoạn đang tiến hành hoạt động kinh doanh đa cấp, đây là công tác kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã đƣợc chính quyền xác nhận đƣợc hoạt động BHĐC tại địa phƣơng. Do đó, những nội dung kiểm tra ở giai đoạn này hết sức cần thiết và phải đƣợc thực hiện một cách cẩn trọng và chặt chẽ.

Trƣớc hết, các cơ quan ban ngành cần trực tiếp thẩm định về địa điểm trụ sở hoạt động có phù hợp với việc kinh doanh và có đúng với địa điểm đã đăng ký tại Sở Công thƣơng hoặc là địa điểm mà doanh nghiệp của trụ sở chính(trƣờng hợp các doanh nghiệp đăng ký về việc trụ sở đặt ngoài Tỉnh). Tiếp theo là thực hiện việc kiểm tra về tiến trình hoạt động của doanh nghiệp, đó là các kế hoạch hoạt động theo tháng, theo quý, theo năm của doanh nghiệp, nội dung chƣơng trình bán hàng và hoạt động trả thƣởng đối với nhà phân phối. Về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chính quyền địa phƣơng, cần rà soát các nội dung: hoạt động đóng thuế và khấu trừ hàng tháng, hoạt động cung cấp và công khai thông tin, hoạt động tuyên truyền, quảng cáo và tổ chức hội thảo. Về trách nhiệm đối với nhà phân phối, cần kiểm tra các nội dung: thể lệ ký kết hợp đồng tham gia BHĐC, mô hình trả thƣởng và phƣơng pháp tính hoa hồng, hệ thống thẻ thành viên và cuối cùng là hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng mạng lƣới. Về trách nhiệm đối với ngƣời tiêu dùng, cần phải giám sát chặt về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, chất lƣợng của sản phẩm, và thông tin về sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng.

Tóm lại, toàn bộ những nội dung thanh tra, kiểm tra phải tập trung vào việc chấp hành quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định của Chính phủ, Bộ Công thƣơng và các quy định pháp luật liên quan về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn cấp tỉnh.

Bênh cạnh đó hoạt động kiểm tra phải mang tính ổn định và khoa học, các đoàn kiểm tra liên ngành phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch định kỳ về hoạt động kiểm tra. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch kiểm tra đã đề ra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật hiện hành…

1.2.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp

- Một là, quản lý tính phức tạp và mặt trái tiêu cực của hoạt động bán hàng đa cấp

Tại thị trƣờng Việt Nam, bán hàng đa cấp vẫn còn là hình thức kinh doanh mới mẻ trong kinh nghiệm quản lý kinh tế của nhà nƣớc và trong khoa học pháp lý. Tuy vậy, bán hàng đa cấp lại là một ngành công nghiệp trẻ và giàu tiềm năng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC) luôn là ƣu tiên hàng đầu của cơ quan chức năng, nhằm hỗ trợ hơn nữa những ngƣời tham gia chân chính, tạo nên một cái nhìn tích cực về loại hình này, đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

- Hai là, chỉ có nhà nước mới đại diện cho lợi ích của người dân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Nhà nƣớc sẽ là một đại diện về pháp luật nhằm đảm bảo một môi trƣờng pháp lý công bằng cho hoạt động BHĐC, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Nhà nƣớc sử dụng các công cụ pháp luật một cách phù hợp để can thiệp vào hoạt động BHĐC nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa. Mặt khác, với tính chất mà một lĩnh vực kinh doanh mang lại những hiệu quả cao, cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế khác, BHĐC muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc.

- Ba là, chỉ có nhà nước mới đủ điều kiện thực hiện quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp

Sự quản lý của nhà nƣớc bang hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo cho BHĐC phát triển ổn định,phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái.

Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động BHĐC là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, BHĐC đƣợc hình thành, vận độn và phát triển theo những quy luật riêng của mình. Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nƣớc, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với xã hội.Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động BHĐC phát triển không thể thiếu sự quản lý của nhà nƣớc.

+ Nhà nước có bộ máy để tổ chức thực hiện quản lý đối với bán hàng đa cấp: Bán hàng đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh đa dạng, BHĐC có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác nhƣ thƣơng mại, thuế, tài chính, hải quan..v..v, mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của BHĐC thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngƣợc lại, sự phát triển của các ngành khác góp phần không nhỏ để BHĐC phát triển.Do vậy, phải xác định phát triển, đẩy manh hoạt động BHĐC là nhiệm vụ chung của các cấp,các ngành có liên quan, đồng thời có sự thống nhấtvà phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả mốiquan hệ giữa BHĐC và các lĩnh vực khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động BHĐC sẽ tạo hiệu quả mạnh mẽ hơn, thúc đẩy tăng trƣởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh này mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động BHĐC (Sở Công thƣơng, UBND các huyện thị) với các cơ quan ban ngành có liên quan nhƣ Sở Y tế, Công an, … nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC.

+ Nhà nước sử dụng các công cụ là chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đối với hoạt động bán hàng đa cấp: Nhà nƣớc định hƣớng sự phát triển của hoạt động BHĐC bằng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động BHĐC. Cụ thể là nhà nƣớc không buông lỏng hay thả nối công tác quy hoạch, kế hoạch nhƣng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý nhà nƣớc sẽ tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lơi, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội nói chung và của hoạt động BHĐC nói riêng. Thông qua các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh đa cấp, nhà nƣớc sẽ định hƣớng cho

các hoạt động BHĐC phát triển theo hƣớng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lực sẵng có.

+ Nhà nước sử dụng các chế tài để quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp: sự quản lý của nhà nƣớc sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh BHĐC hoạt động động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trƣờng kinh doanh chân chính, gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đối với xã hội.Cơ quan quản lý nhà nƣớc không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểmsoát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đƣợcphát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Tóm lại, ta thấy đƣợc bán hàn đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, có sức lan tỏa liên ngành, liên vùng. Nếu buông lỏng quản lý nhà nƣớc để tự nó phát triển, hoạt động BHĐC sẽ dễ bị chệch hƣớng, thị trƣờng sẽ bị lũng đoạn, ngƣời dân sẽ chịu những hậu quả khôn lƣờng , dẫn đến không đảm bảo phát triển bền vững. Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC là việc làm không thể thiếu và thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh đa cấp nói riêng.

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả nƣớc, đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Á. Thành phố nổi bật bởi sự năng động, hiện đại, sức trẻ và tinh thần khởi nghiệp. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhƣng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi

hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nƣớc về tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ. Thành phố còn là nơi thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mạnh nhất cả nƣớc, kể từ khi Luật đầu tƣ đƣợc ban hành. Số dự án đầu tƣ vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên cả nƣớc. Năm 2005, đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tƣ. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tƣ kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.

Về thƣơng mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nƣớc. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)