Hiện nay, để đảm bảo tính thống nhất của các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, Chính phủ đã ban hành dự thảo Nghị định pháp luật về việc quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, nhằm cập nhật các hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, đảm bảo tính thống nhất với Nghị định cũ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Đây là một động thái nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc và đảm bảo tính thống nhất của các Nghị định của Chính phủ, đồng thời bổ sung đầy đủ hơn về quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Căn cứ theo các quy định của pháp luật ta có thể hình thành trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại đối với loại hình BHĐC đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Trình thủ tục xử lý vi phạm hành vi bán hàng đa cấp bất chính
.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hồ sơ khiếu nại Sở Công thƣơng
Cục Quản lý Cạnh tranh
Điều tra sơ bộ
Đình chỉ điều tra Chuyển xử lý hình sự
Điều tra chính thức
Kết luận điều tra
Quyết định xử lý
Xử lý vi phạm
Khiếu nại
Thi hành án Khiếu kiện ra Tòa án
Dựa trên sơ đồ có thể hình thành đƣợc quy trình xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính nhƣ sau:
(1) BHĐC bất chính trƣớc hết cần đƣợc thẩm định tại Sở Công Thƣơng, sau đó, hồ sơ sẽ đƣợc trình lên Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thƣơng để xem sét và bắt đầu tiến hành điều tra
(2) Trên cơ sở kết quả điều tra và quyết định xử lý BHĐC bất chính và nếu có thiệt hại xảy ra, chủ thể vi phạm có thể bị khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Quyết định của Cục Quản lý Cạnh tranh về việc tồn tại BHĐC bất chính sẽ đƣợc Tòa án công nhận dựa trên kết quả điều tra có tồn tại hay không tồn tại hành vi BHĐC bất chính. Kết quả điều tra của Cục Quản lý Cạnh Tranh sẽ là cơ sở quan trọng để Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại của chủ thể vi phạm
Ngoài ra một vấn đề thƣờng phát sinh hiện nay, đó là căn cứ theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ta thấy, mỗi hợp đồng tham gia BHĐC đều phải có cơ chế giải quyết hợp đồng, nhƣng lại không quy định rõ cơ quan nào sẽ giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn đến, nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp thƣờng đƣa vào hợp đồng nội dung thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc lựa chọn là Trọng tài thƣơng mại, điều đó đã vô tình ràng buộc các nhà phân phối về cơ chế giải quyết tranh chấp, chƣa kể việc giải quyết bằng trọng tài thƣơng mại sẽ mất rất nhiều thời gian và rất tốn kém. Bởi vì, suy cho cùng nhà phân phối hay ngƣời tham gia bán hàng đa cấp cũng chỉ là ngƣời tiêu dùng, mà ngƣời tiêu dùng thì phải có quyền chọn Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và ngƣời tiêu dùng.
Do đó, các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHĐC cần có sự chủ động vào cuộc đối với việc giải quyết tranh chấp khiếu nại giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần rà soát và đề xuất Chính phủ các cơ chế pháp lý cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoạt động BHĐC để bảo vệ quyền và lợi nhà phân phối cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng đƣợc hiệu quả hơn.
1.2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Cũng nhƣ các lĩnh vực khác, chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động BHĐC cũng ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Để hoạt động BHĐC của một thành phố, một vùng, một địa phƣơng phát triển, thì việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động BHĐC cần đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên.
Đối với một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm nhƣ BHĐC, thì cần có những cơ chế đào tạo đặt biệt đối với đội ngủ cán bộ quản lý nhà nƣớc. Những cán bộ chuyên trách về BHĐC trƣớc hết cần đƣợc đào tạo chuyên sâu về toàn bộ hoạt động BHĐC, các mô hình trả thƣởng, thể thức hợp đồng v..v.. Một khi đã nắm rõ về bản chất của BHĐC thì công tác quản lý cũng nhƣ xử lý đối với hoạt động này sẽ trở nên chủ động và hiệu quả hơn, tránh đƣợc tình trạng bị động, bế tắc khi thụ lý các vụ việc về BHĐC bất chính. Ngoài ra, với một đội ngũ cán bộ đã nhuần nhuyễn trong hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với BHĐC thì các công ty đa cấp bất chính sẽ không còn cơ hội lợi dụng khe hở của pháp luật để hoạt động bất chính, chính quyền địa phƣơng cũng nhanh chóng nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động để có các động thái quản lý phù hợp cũng nhƣ có những biện pháp đề phòng ngay từ ban đầu, tránh đƣợc những rủi ro tác hại về sau.