Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tếxã hội của Tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)

- Về điều kiện tự nhiên

Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có lực lƣợng lao động tại chỗ dồi dào, cần cù lao động, có học vấn khá và đƣợc đào tạo tốt. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là5.060 km2, có vị trí địa lý và giao thông tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nƣớc là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Hệ thống giao thông Phú Yên khá thuận lợi, có quốc lộ 1 và đƣờng sắt Bắc-Nam đi qua; Quốc lộ 25 nối với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu quốc tế Đắc-Ruê (Đắk Lắk); Sân bay Tuy Hòa có khả năng tiếp nhận loại máy bay lớn nhƣ: A321, Boing 747 v.v... hiện nay đang khai thác tuyến bay Tuy Hòa - TP. Hồ Chí Minh và Tuy Hòa - Hà Nội. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).

Rải rác có núi đá chạy sát ra biển đã chia cắt dải đồng bằng ven biển của tỉnh thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng thuộc hạ lƣu sông Ba với diện tích 500 km2. Đây là vựa lúa lớn của miền Trung.

Phú Yên có đƣờng bờ biển dài 189 km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra dải đất cát ven biển có thể phát triển thành những vùng nuôi tôm trên triều đạt hiệu quả cao. Đặc biệt Phú Yên có cảng hàng hoá Vũng Rô sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hoá của tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có thể hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động nhƣ may mặc, da, chế biến hạt điều, lắp ráp điện tử, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn cho tôm, cơ khí nông nghiệp…

- Về tình hình kinh tế

Theo đánh giá của Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 8/2015): Tình hình kinh tế -xã hội của thành phố ổn định và có mặt phát triển; tốc độ tăng trƣởng GDP đạt khá; công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đƣợc tăng cƣờng, nhiều công trình xây dựng trên địa bàn đƣa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến, an sinh xã hội đƣợc bảo đảm. Công tác cải cách hành chính đƣợc chú trọng. Quốc phòng và an ninh đƣợc tăng cƣờng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể đƣợc chú trọng, tăng cƣờng. Tỉnh Phú Yên là địa bàn quan trọng có vị trí chiến lƣợc về kinh tế và an ninh, quốc phòng của khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

- Mục tiêu phát triển:

Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lƣợng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Từng bƣớc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo và chất lƣợng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng7

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)