Bài học rút ra cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về CTX NSNN, quản lý CTX NSNN cấp huyện và tham khảo những địa phương có sự tương đồng ở các vùng kinh tế khác nhau của cả nước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý CTX NSNN của huyện Bố Trạch như sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tài chắnh trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Cần có sự cân nhắc lựa chọn những vấn đề mà chắnh quyền các cấp nên can thiệp để tránh đầu tư dàn trải. Hình thành một khung chắnh sách kinh tế, kế hoạch phát triển trong nhiều năm. Các kế hoạch, quy định cần rõ ràng, có chiến lược, tránh chồng chéo nhau và giảm bớt sự thay đổi thường xuyên các chắnh sách để đảm bảo ổn định trong quản lý, kắch thắch đầu tư.

Thứ hai, tăng cường tắnh hiệu quả hoạt động của chắnh quyền trong điều kiện các

nguồn lực hạn chế, xem xét giảm quy mô bộ máy chắnh quyền. Mở rộng việc khoán biên chế và kinh phắ quản lý hành chắnh đối với các cơ quan hành chắnh nhà nước. Tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên. Đánh giá lãnh đạo và cán bộ dựa trên hiệu quả công việc và các chỉ số cụ thể nhiều hơn, tránh tình trạng cào bằng.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chắnh công, nâng cao chất lượng dịch vụ

công. Chắnh quyền cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chắnh thức, thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chắnh nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân và doanh nghiệp. Lấy bộ tiêu chuẩn phục vụ làm tiêu chắ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua khen thưởng. Phân cấp việc cung cấp các dịch vụ công cho chắnh quyền cơ sở gắn với chuyển giao nguồn lực tài chắnh để các dịch vụ đáp ứng sát yêu cầu thực tế và phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể, mang lại tiện ắch nhiều hơn cho người dân mà lại tiết kiệm chi phắ quản lý.

Thứ tư, chú trọng đào tạo cán bộ, thực hiện chắnh sách thu hút nhân tài, ưu tiên

con em Quảng Bình có thành tắch học tập và rèn luyện tốt làm việc trong cơ quan chắnh quyền của thành phố, khuyến khắch các ý tưởng, công trình sáng tạo trong phát triển KT-XH, cải cách hành chắnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ và lãnh đạo quản lý, giỏi chuyên môn, có tầm nhìn, cầu tiến và chủ động trong hội nhập.

Thứ năm, công khai, minh bạch trong quản lý NSNN, giải trình về sử dụng

nguồn thu và chi tiêu ngân sách. Đảm bảo cung cấp thông tin về NSNN nói chung và CTX NSNN nói riêng để kịp thời theo dõi, đánh giá và cơ sở để lãnh đạo ra

quyết định thắch hợp theo từng hoàn cảnh. Đẩy mạnh xã hội hóa để cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ công trong điều kiện nguồn thu của thành phố còn hạn hẹp. Xã hội hóa giúp thu hút người dân đầu tư, tham gia và giám sát quá trình quản lý chi NSNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động lực tiết kiệm, giữ gìn bảo quản tài sản chung, các cơ sở hạ tầng. Không chỉ huy động về vốn mà còn huy động được cả chất xám của nhân dân để xây dựng thành phố ngày càng phát triển hơn.

Kinh nghiệm của các địa phương khác là tài liệu quý báu để tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, cần dựa vào hoàn cảnh thực tế của địa phương như điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH, bộ máy chắnh quyền, định hướng phát triển theo từng thời kỳ để vận dụng kinh nghiệm một cách hợp lý, tránh rập khuôn, máy móc. Các chắnh sách muốn thành hiện thực và mang lại hiệu quả thực sự cần được sự đồng thuận, nhất quán từ chắnh quyền và nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư,...

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)