Hoàn thiện lập dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 90)

Lập dự toán là bước đầu tiên trong quản lý ngân sách, do vậy nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tắnh ổn định và hiệu quả của ngân sách. Công tác lập dự toán ngân sách không chỉ phải căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương mà còn phải xem xét đến các nhiệm vụ, chủ trương, chắnh sách phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong một giai đoạn trung hạn, ngoài ra còn phải dựa vào các căn cứ khoa học, các tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

- Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các căn cứ lập dự toán CTX NSNN:

+ Dự toán CTX NSNN được xây dựng cần đảm bảo các tiêu chắ và định mức phân bổ NSNN do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chắnh sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phắ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phắ ngay từ khâu lập dự toán CTX.

+ Lập dự toán CTX NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của huyện. Đây là khâu mở đầu có tắnh chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn là cơ hội để thẩm tra tắnh đúng đắn, hiện thực và tắnh cân đối của kế hoạch KT-XH đảm bảo về mặt tài chắnh để thực hiện các chỉ tiêu KT-XH đề ra trong kỳ kế hoạch.

+ Dự toán CTX NSNN phải được thảo luận giữa Phòng TC-KH và các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, xác định đầy đủ các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi đều phải có dự toán và phải được tắnh toán theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định.

+ Phải sắp xếp thứ tự chi ưu tiên để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Không bố trắ hoặc hạn chế bố trắ vốn cho các nhiệm vụ chi không có trong dự toán được giao.

+ Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, truyền thanh - truyền hình, hoạt động của Đảng, đoàn thể... phải theo đúng chắnh sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức phân bổ dự toán CTX của NSNN; bảo đảm bố trắ chi ngân sách cho các lĩnh vực phải theo đúng yêu cầu đã nêu trong các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh.

+ Trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN, Phòng TC-KH phải cơ cấu lại nhiệm vụ CTX NSNN sao cho phù hợp, trên cơ sở thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phắ quản lý hành chắnh đối với các cơ quan Nhà nước.

+ Khi giao dự toán CTX năm kế hoạch cho các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, Sở Tài chắnh cần phải nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị sử dụng nguồn kinh phắ ngân sách để giao dự toán chi sát thực, hạn chế tình trạng nâng dự toán chi.

+ Trong việc thực hiện cân đối ngân sách phải dự toán được khả năng thu của các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, đảm bảo dần cân đối được thu - chi đối với từng địa phương, đơn vị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chắnh tại các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện.

- Thứ hai, hoàn thiện phân bổ, giao dự toán CTX NSNN cho các xã, các đơn

vị sử dụng ngân sách huyện:

Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phân bổ, giao và chấp hành dự toán CTX NSNN, trước tiên Phòng TC-KH cần phải có kế hoạch rà soát lại tất cả các đơn vị, để phân loại chắnh xác các loại hình đơn vị dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, tuyệt đối tuân thủ quy định về phân bổ, giao dự toán đối với từng loại hình đơn vị.

Dự toán được phân bổ và giao chi tiết theo 2 phần như sau: phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Khi xây dựng phương án phân bổ và dự toán chi ngân sách, các nhiệm vụ chi được UBND huyện giao và nhiệm vụ chi của các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách, Phòng TC-KH phải tắnh toán đầy đủ, chắnh xác, đặc biệt là phải được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm. Phương án phân bổ dự toán CTX ngoài cắt bỏ các khoản chi không hợp lý cần hạn chế tối đa các khoản chi bổ sung, chi tiếp khách, hội nghị, kỷ niệm, lễ hội...

Đặc biệt, việc giao dự toán CTX cần phải được lập đúng mẫu biểu quy định. Các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện lập phương án phân bổ và giao dự toán CTX phải chi tiết đến Loại, Khoản và mã số Chương trình mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ - BTC ngày 2/6/2008 và của Bộ Tài chắnh.

Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả phân bổ, giao dự toán CTX NSNN thì Phòng TC-KH h cần tham mưu cho UBND huyện xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Tăng cường trách nhiệm giải trình, tắnh minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán CTX NSNN.

- Thứ ba, áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn

khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chắnh sách, kế hoạch với ngân sách.

Để công cụ ngân sách thực sự trở thành công cụ đắc lực của Chắnh phủ, các cấp chắnh quyền trong điều tiết phát triển kinh tế, cần xác định mục tiêu cải cách quản lý ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn. Thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn, có nghĩa là mọi khoản chi của huyện, kể cả chi thường xuyên hay chi đầu tư cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm phải được hoạch định trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô xác định.

Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là cấp độ thứ ba trong ba cấp độ khuôn khổ trung hạn: Khuôn khổ tài chắnh trung hạn, khuôn khổ ngân sách trung hạn, khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

Thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn cần phải: + Thiết lập kỷ luật tài chắnh tổng thể;

+ Xác định những ưu tiên mang tắnh chiến lược của địa phương; + Phân bổ hiệu quả nguồn lực vốn hạn hẹp.

Để thực hiện quy trình lập kế hoạch dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra có tầm nhìn trung hạn thì cần tổ chức lập và phân bổ ngân sách theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xây dựng và quyết định một khuôn khổ tài chắnh trung hạn trên cơ sở xác lập các chiến lược, chắnh sách, các chỉ tiêu, các dự báo kinh tế - tài chắnh vĩ mô trên địa bàn.

Giai đoạn 2: Xây dựng và quyết định khuôn khổ ngân sách trung hạn, xác lập các chỉ tiêu tài chắnh vĩ mô, các giới hạn và kỷ luật tài chắnh tổng thể.

Giai đoạn 3: Xây dựng và quyết định khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho các cơ quan, ban ngành.

Xác lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn được tiến hành theo hai bước: (i) xác định các chỉ tiêu tài chắnh và (ii) phân bổ nguồn lực công theo các ưu tiên chiến lược nhằm đạt được các chỉ tiêu kết quả đầu ra, kinh phắ được giới hạn trong khuôn khổ các chỉ tiêu tài chắnh.

Việc chuẩn bị các dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn bao gồm việc cân đối các nhu cầu của các lĩnh vực với tổng nguồn lực, trên cơ sở các ưu tiên tổng thể cấp quốc gia và các ưu tiên của từng ngành, lĩnh vực. Tổng nhu cầu chi tiêu được xác định trên cơ sở xác định chi phắ cho các hoạt động đã được quyết định, được lựa chọn ưu tiên nhằm đạt được các sản phẩm đầu ra trong mỗi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 90)