Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

2.1.2.1. Về kinh tế

Nhờ sự chuyển đổi cơ chế quản lý cùng với sự phát triển chung của đất nước, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tắch cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 02 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Bố Trạch giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng (Giá so sánh năm 2012)

Ngành Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TTBQ

(%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Nông-Lâm-Thủy sản 2.021.981 40,5 2.067.423 38,5 2.071.843 36,2 1,2 Công nghiệp- xây dựng 1.001.440 20,1 1.117.136 20,9 1.259.507 22,0 12,1 Dịch vụ 1.969.609 39,4 2.173.404 40,6 2.397.264 41,8 10,3 Tổng GTSX 4.983.030 100,0 5.357.963 100,0 5.728.614 100,0 7,1

Trong giai đoạn này, kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tắch cực, chuyển mạnh sang hướng tăng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý đã đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh. Du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế chiến lược. Các loại hình kinh tế tiếp tục có bước phát triển, các cơ sở sản xuất đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

2.1.2.2. Về xã hội

- Dân số trung bình năm 2018 của huyện Bố Trạch là 182.508 người, trong đó (90,5% sống ở khu vực nông thôn và 9,5% ở khu vực đô thị). Với diện tắch tự nhiên toàn huyện là 212.417,63 ha, mật độ dân số năm 2018 chỉ có 85,9 người/km2, đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp của tỉnh Quảng Bình.

- Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Mọi mô hình tăng trưởng kinh tế, yếu tố lao động luôn được đề cập đến. Quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một vùng hay một huyện phụ thuộc phần lớn vào tốc độ gia tăng của yếu tố lao động. Năm 2018, theo thống kê dân số trung bình huyện Bố Trạch là 182.508 người. Số người trong độ tuổi lao động là 111.986 người, chiếm tỉ lệ trên 61,4% tổng dân số.

- Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, tạo sự chuyển biến tắch cực trong các mặt đời sống và an sinh xã hội. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng mũi nhọn tiếp tục được khẳng định, chất lượng đại trà có tiến bộ. Nguồn nhân lực của huyện có chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, luôn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm có bước tiến đáng kể đã tạo thuận lợi cho nhiều lao động nông thôn học nghề và tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ, cơ bản đã làm tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc

sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Phong trào ỘToàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoáỢ được nhân dân hưởng ứng sâu rộng, đạt kết quả tắch cực. Các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chắnh sách xã hội được quan tâm chỉ đạo, đưa lại hiệu quả thiết thực. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh. Quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chắnh sách an sinh xã hội.

- Quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, chất lượng hoạt động của lực lượng vũ trang có nhiều tiến bộ, góp phần giữ vững ổn định chắnh trị, thúc đẩy phát triển KT-XH. Các lực lượng quân sự, công an thường xuyên nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc liên quan đến an ninh chắnh trị ngay từ cơ sở.

- Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục được nâng lên. Bộ máy chắnh quyền các cấp được kiện toàn, củng cố, phát huy hiệu quả. Công tác cải cách hành chắnh, cải cách tư pháp có sự chuyển biến tắch cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãnh phắ, thực hành tiết kiệm đạt được kết quả bước đầu. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể từng bước thể hiện vai trò đại diện để chăm lo, bảo vệ lợi ắch hợp pháp của các tầng lớp nhân dân nên đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ chắnh trị ở cơ sở.

Nhận xét về những thuận lợi, khó khăn trong phát triển KT-XH của huyện Bố

Trạch hiện nay:

- Thuận lợi:

+ Huyện Bố Trạch có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trắ địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động để phát triển KT-XH. Với vị trắ nằm ngay cửa ngõ phắa Bắc thành phố Đồng Hới nên huyện có thuận lợi hơn các địa phương khác trong tỉnh. Địa bàn huyện có hệ thống đường giao thông xuyên suốt từ Bắc vào Nam như đường quốc lộ 1A, đường sắt, hệ thống đường Hồ Chắ Minh, quốc lộ 20, 5 đường tỉnh lộ cùng với hệ thống đường ngang nối QL1A với đường Hồ Chắ Minh, ngoài ra còn có cảng Giang, cửa khẩu Cà Roòng-Noọng Ma tại điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển KT-XH.

+ Tình hình chắnh trị-xã hội tiếp tục ổn định và phát triển. Các chủ trương, chắnh sách mới của Đảng và Nhà nước ngày càng phù hợp, tạo động lực cho sự phát triển của huyện.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020 được phê duyệt. Các xã cũng đã phê duyệt xong đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới, phục vụ cho phát triển KT-XH của từng địa phương và toàn huyện.

+ Những thành tựu về phát triển KT-XH từ các năm trước tạo đà cho sự phát triển trong những năm tiếp theo.

- Khó khăn:

+ Nền kinh tế của huyện từng bước phát triển nhưng còn ở mức thấp và chưa bền vững; nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn hẹp trong khi địa bàn huyện khá rộng và nhu cầu vốn đầu tư phát triển lớn, nhất là đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông.

+ Tình hình thời tiết diễn biến bất thường của thiên tai ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động kinh tế, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện.

+ Mặt bằng dân trắ còn thấp, ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)