- Thứ nhất, đổi mới công tác CTX NSNN:
+ Đổi mới cơ cấu CTX theo hướng ưu tiên chi cho con người, tăng tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường.
+ Bố trắ đủ nguồn lực chi cho cán bộ công chức, viên chức đúng theo chắnh sách chế độ Nhà nước. Mở rộng khoán biên chế và quỹ tiền lương, khoán kinh phắ cho các cơ quan quản lý hành chắnh Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phắ; gắn trách nhiệm chi tiêu ngân sách với cải cách hành chắnh.
+ Đối với chi đảm bảo xã hội: NSNN cấp huyện cần đảm bảo toàn bộ hoặc một phần cho các đối tượng chắnh sách xã hội, giảm bao cấp đối với những đối tượng có điều kiện
+ Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Tập trung ngân sách cho những chương trình dự án phát triển kinh tế, tăng tỷ trọng chi sự nghiệp nông nghiệp, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi phát triển mô hình trang trại, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên ngân sách cho chương trình phát triển các cây trồng chủ lực; quan tâm chi sự nghiệp giao thông, thuỷ lợi...
+ Đối với sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao: Cần huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khắch các đơn vị cung cấp dịch vụ mang lại nguồn thu sự nghiệp để cân đối nguồn chi, tự đảm bảo kinh phắ hoạt động.
+ Đổi mới quy trình chi tiêu ngân sách tại các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện theo hướng sau:
Cơ quan tài chắnh làm nhiệm vụ lập kế hoạch ngân sách, hướng dẫn chế độ chi tiêu và kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý NSNN, công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. Các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện lập kế hoạch chi tiêu, theo yêu cầu của chủ tài khoản, KBNN thanh toán trực tiếp cho các đơn vị đối tác cung ứng dịch vụ, ứng dụng trả lương cán bộ công nhân viên qua tài khoản, các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện được phép rút tiền mặt về quỹ để chi tiêu đối với các khoản chi nhỏ, lẻ hàng ngày. KBNN chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, cấp phát các khoản chi theo dự toán chi tiết đã được cơ quan tài chắnh duyệt.
Thống nhất hình thức cấp phát ngân sách, bỏ bớt những khâu trung gian, cấp thẳng cho đơn vị sử dụng ngân sách theo dự toán ngân sách đã được phê duyệt; thực hiện phổ biến và niêm yết công khai quy trình, thủ tục cấp phát, quy trình thanh toán kinh phắ ngân sách.
Khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, dịch bệnh và các nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trắ hoặc bố trắ chưa đủ trong dự toán được giao mà huyện không còn dự phòng ngân sách thì sắp xếp lại, cắt giảm một số khoản chi để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất.
- Thứ hai, tăng cường hiệu quả CTX, giám sát, giảm thiểu những khoản chi lãng phắ, vô ắch, chấp hành đúng dự toán:
Giám sát, giảm thiểu những khoản chi lãng phắ là nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu lành mạnh hoá nền tài chắnh quốc gia. Trước tiên, phải thực hiện ở các khoản CTX. Cơ quan quản lý ngân sách huyện trực tiếp là Phòng TC-KH phải cải cách bộ máy của mình sao cho gọn nhẹ, hiệu quả. Tiếp theo, phải loại bỏ các khoản chi sai, chi thừa ở bộ phận chi phúc lợi xã hội.
- Thứ ba, phòng, chống, khắc phục triệt để các sai phạm trong CTX tại các xã,
các đơn vị sử dụng ngân sách huyện:
Tất cả các đơn vị phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo việc chi theo dự toán được duyệt, đúng mục lục NSNN, đúng chế độ hoá đơn chứng từ, định mức chi.
- Thứ tư, nâng cao vai trò kiểm soát chi qua KBNN. Để đạt được mục đắch đó
cần phải làm tốt các công tác:
+ Tổ chức các hội nghị để hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Qua đó, thực hiện công khai hoá nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng NSNN để có sự phối hợp chặt chẽ thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN.
+ Tập trung làm tốt công tác quản lý chi trên hai giác độ: thanh toán kịp thời các nhu cầu chi trả của các xã, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi do KBNN trực tiếp cấp phát, thanh toán theo đúng quy định.
+ Ban hành đồng bộ và đầy đủ các định mức chi tiêu ngân sách huyện. Các ngành, các cấp cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý chi ngân sách huyện từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, nhập hệ thống Tabmis, kiểm soát, cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán các khoản chi ngân sách huyện.
- Thứ năm, áp dụng phương thức quản lý chi ngân sách theo khung trung hạn
với các cơ quan hành chắnh nhà nước tại Điện Biên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, cụ thể :
+ Rà soát, xác định lại rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong từng cơ quan và xác đinh rõ vị trắ việc làm của từng cán bộ, công chức.
+ Xác lập những tiêu chắ đánh giá kết quả đầu ra đối với hoạt động của cơ quan hành chắnh nhà nước nhất là trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ hành chắnh.
+ Xây dựng nội dung, cách thức, quy trình đánh giá, kiểm tra của các cơ quan quyền lực, có sự tham gia của người dân trong việc sử dụng kinh phắ được cấp đối với cơ quan hành chắnh nhà nước.
Việc đổi mới ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn (3 năm) là việc đổi mới cả một cách làm, một thói quen, tiến tới xây dựng một quy trình mới, một mô hình mới. Điều quan trọng là ngay từ bước đầu tiên của quy trình xây dựng dự toán, các mục tiêu kết quả đầu ra dự kiến sẽ đạt được phải được xác định và dựa trên cơ sở đó để xác định mức độ cấp phát ngân sách nhằm thực hiện được các mục tiêu đó. Như vậy, đổi mới quy trình và phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là đổi mới tư duy, cách thức và quy trình xây dựng kế hoạch ngân sách theo phương pháp hiện đại, có khuôn khổ chi tiêu trung hạn, dựa theo kết quả đầu ra.
Tóm lại, khuôn khổ chi tiêu trung hạn không phải là thần dược nhưng là một giải pháp khá tắch cực đối với các địa phương đang phát triển trong quá trình nâng cao hiệu quả chi NSNN. Nó cần được nghiên cứu và phổ biến một cách rộng rãi trên phạm vi toàn huyện, toàn huyện. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn thực sự là một phương pháp đem lại kết quả tốt hay không còn do nhận thức và nỗ lực của chắnh quyền huyện quyết định.