ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch
2.3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hệ thống định mức phân bổ, sử dụng ngân sách thường xuyên không
đáp ứng được nhu cầu và giá cả thực tế trên thị trường. Hệ thống định mức chậm sửa đổi, bổ sung nên chỉ mang tắnh kế hoạch, hướng dẫn chứ trên thực tế các đơn vị phải vận dụng các cách khác nhau để phù hợp với tình hình.
Thứ hai, mô hình lập ngân sách theo đầu vào được áp dụng khá cứng nhắc nên nguồn ngân sách bị phân bổ khá dàn trải, thiếu hệ thống và sự kết nối giữa các năm nên khó theo đuổi mục tiêu chiến lược. Chắnh vì thế xảy ra trường hợp chênh lệch lớn giữa dự toán và thực hiện, hiệu quả sử dụng ngân sách thấp, khó định lượng rõ ràng kết quả đạt được.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ ngành tài chắnh ở cấp huyện, xã còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng, trình độ còn chưa đồng đều, chưa được chuẩn hóa và bắt kịp với tiến trình cải cách Tài chắnh. Nhận thức về luật NSNN và các văn bản về NSNN của cán bộ còn hạn chế dẫn đến quá trình sử dụng, quản lý ngân sách còn lúng túng thậm chắ còn thực hiện sai chế độ hiện hành.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách chưa chặt chẽ đặc biệt
là khâu thu thập số liệu và lập báo cáo, số liệu còn khập khiễng giữa các bên có liên quan nên khó đưa được con số chắnh xác kịp thời tham mưu phục vụ công tác điều hành ngân sách trên địa bàn.
Thứ năm, việc triển khai tin học hóa công tác kế toán ngân sách còn chậm và
thiếu đồng bộ dẫn đến việc đối chiếu rất vất vả, gây áp lực lớn trong kiểm soát chi của KBNN.
Thứ sáu, chưa có chế tài xử phạt thực sự nghiêm khắc đối với việc vi phạm
trong quản lý ngân sách, mặt khác cán bộ kiểm tra, thanh tra chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình dẫn đến công tác thanh, kiểm tra mang nặng tắnh hình thức, gây lãng phắ ngân sách nhưng lại thiếu hiệu quả.
2.3.3.2. Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về quản lý NSNN chưa hoàn thiện và việc phổ
biến pháp luật chưa được chú trọng. Luật mới ra đời chưa áp dụng được ngay mà phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn do đó thời gian thực hiện chậm so với yêu cầu thực tế, không kịp thời giải quyết được các vướng mắc trong công tác điều ành ngân sách. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa sâu rộng, nhận thức và việc áp dụng luật tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn mặt hạn chế do vậy mà gây ra tình trạng lập dự toán qua loa, sử dụng ngân sách sai quy định.
Thứ hai, thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập.
- Theo quy định hiện hành, trước ngày 10/06 Bộ Tài chắnh gửi số kiểm tra ngân sách cho UBND tỉnh thì chậm nhất là ngày 25/07 UBND tỉnh phải gửi dự toán ngân sách năm sau về Bộ Tài chắnh và Bộ Kế hoạch-Đầu tư bao gồm dự toán ngân sách cấp thành phố, huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh. Thời gian xây dựng dự toán ngắn, các cơ quan khó trong công tác chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán. Bên cạnh đó, HĐND cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi HĐND cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Do vậy, công tác chuẩn bị rất gấp gáp dẫn đến việc lập dự toán khá qua loa và khó tránh được sai sót.
- Mô hình ngân sách lồng ghép, việc giao, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách cấp dưới luôn phải chờ sự phê duyệt của ngân sách cấp trên, dẫn đến sự chậm trễ và tạo thói quen ỷ lại, hạn chế tắnh chủ động, khả năng phân tắch, lựa chọn phương án tối ưu.
Thứ ba, điều kiện tự nhiên không thuận lợi của huyện Bố Trạch. Nằm ở duyên
hải miền Trung quanh năm gánh chịu thiên tai, lũ lụt. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt làm phát sinh những khoản chi phắ lớn dành cho duy tu, sửa chữa các công trình công cộng, gia cố đê điều, hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Các thảm họa bất ngờ từ thiên nhiên gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân bổ và sử dụng ngân sách trên địa bàn.
Thứ tư, công tác lập dự toán CTX ngân sách tại một số đơn vị bị coi nhẹ, chưa
có ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm ngân sách. Kế toán nhiều đơn vị là cán bộ kiêm nhiệm, chưa có kinh nghiệm lập dự toán nên còn xảy ra tình trạng vi phạm chế độ quản lý tài chắnh. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng NSNN chưa được phát huy đúng mực. Một số lãnh đạo không có chuyên môn về tài chắnh nên khó kiểm soát sai sót trong quản lý của cấp dưới hoặc có tư tưởng sử dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm nguồn ngân sách dẫn đến sai phạm.
- Trong những năm gần đây giá cả thị trường có sự biến động mạnh, trong khi định mức chi ở một số khoản chi thấp dẫn đến không đáp ứng đủ chi cho một số hoạt động phục vụ trực tiếp quá trình công tác của cán bộ, công nhân viên chức...
- Quá trình chi tiêu gặp nhiều khó khăn do dự toán chi được giao chỉ đáp ứng đủ cho chi lương và chi phục vụ một số nhiệm vụ chuyên môn, những khoản chi không thể thiếu như: tiền công tác, văn phòng phầm...
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN
BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch
Ngày 26/12/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3212/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bố Trạch đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của huyện có những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu tổng quát
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi tụt hậu, đạt trên mức trung bình của toàn tỉnh ở mọi lĩnh vực; tạo cơ sở nền tảng cho mục tiêu đưa huyện Bố Trạch trở thành một trong những huyện có KT-XH phát triển của tỉnh Quảng Bình.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 ưu tiên như sau: Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân và giai đoạn 2016-2020 đạt 14,1%. + Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 4,5 - 5,0%. + Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân tăng 14,0 - 14,5%.
+ Giá trị các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân 17,0 - 17,5%. + Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 71 triệu đồng.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 25,3%, công nghiệp chiếm 30,4% và dịch vụ chiếm 44,3%
+ Sản lượng lương thực năm 2020 đạt 50,6 ngàn tấn. - Về phát triển xã hội:
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 0,9%.
+ Đến năm 2020, 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, trong đó 60 - 65% đạt cấp độ 2; có 85 - 90% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
+ Đến năm 2020 có 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 8-10%.
+ Đến năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 60% làng bản, tiểu khu, cơ quan đơn vị đạt làng văn hóa.
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 2 - 3%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2 - 3%.
+ Đến năm 2020 có 95% số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
c) Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
- Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản:
+ Nông nghiệp: Ổn định diện tắch đất trồng lúa. Mở rộng vùng thâm canh lúa cao sản ở các xã: Đại Trạch, Trung Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch và thị trấn Hoàn Lão. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt 50,6 ngàn tấn.
Tập trung phát triển cây công nghiệp, nhất là cây cao su, hồ tiêu, sắn nguyên liệu. Phấn đấu đến năm 2020, diện tắch cây cao su đạt 10.000 ha - 11.000 ha, tập trung ở các xã dọc đường Hồ Chắ Minh (nhánh Đông).
Đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng đàn và nâng cao chất lượng đàn với các đối tượng nuôi chủ lực: trâu bò, lợn, gia cầm; đồng thời, chú trọng phát triển các đối tượng nuôi khác như: dê, thỏ, ong, ba ba, ếch. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 45% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ sinh hóa đàn bò đạt 30 - 34%; tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 95%.
+ Lâm nghiệp: Xây dựng và phát triển vốn rừng, bảo vệ, chăm sóc rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, rừng ven biển chống cát bay, cát lấp. Quy hoạch lại rừng trồng, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, làm giàu rừng một cách hợp lý. Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt 81-84%.
+ Thủy sản: Phát triển thủy sản đồng bộ, toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục khai thác thế mạnh về kinh tế biển; tăng cường đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phát triển công nghiệp - xây dựng:
Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế như: công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản... Hình thành các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung gắn với quy hoạch các cụm làng nghề.
- Phát triển các ngành dịch vụ:
Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020. Ưu tiên phát triển nhanh ngành du lịch, tạo bước đột phá, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ phát triển đến năm 2020 đạt 17,24%.
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Về giao thông: Đến năm 2020, đảm bảo 100% tuyến đường liên xã và 80% đường liên thôn, ngõ xóm được cứng hóa đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Nâng cấp tuyến đường 20 và Cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma thành cửa khẩu chắnh.
+ Hệ thống thủy lợi và đê điều: Tiếp tục nâng cấp các hồ đập hiện có, cải tiến công tác quản lý thủy nông để nâng cao hệ số sử dụng các công trình; hoàn thành kiên cố hóa kênh mương, nhất là các vùng trọng điểm trồng lúa của huyện, đảm bảo 90% trở lên diện tắch lúa được tưới và tưới ẩm cho một số diện tắch cây công nghiệp, cây thực phẩm. Tập trung đầu tư các công trình: hồ Thác Chuối, hồ Ồ Ồ, hồ Khe Sến, hệ thống bơm điện dọc sông Son.
- Hệ thống điện:
Phát triển nguồn điện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chắnh phủ) để đáp ứng nhu cầu phụ tải của vùng.
Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới điện bao gồm đường dây và trạm trung, hạ thế. Xây dựng 2 trạm biến áp 2x25MVA gồm trạm Bắc Đồng Hới - Nam Bố Trạch và trạm Thanh Khê.
- Hệ thống cấp, thoát nước:
Tăng cường quản lý nguồn nước và hệ thống cấp nước. Đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng dự án cấp nước thị trấn Hoàn Lão. Triển khai công trình cấp nước sạch khu du lịch Đá Nhảy, Phong Nha và ở các xã chưa có nước sạch vùng nông thôn, ưu tiên các xã có mật độ dân cư cao và khan hiếm nước như Sơn Lộc, Thượng Trạch
- Về thông tin, truyền thông:
Phát triển viễn thông phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác tìm kiếm, cứu nạn... Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo mật độ điện thoại cố định bình quân đạt 12-15 máy/100 dân, bình quân có 90- 95% số hộ có máy điện thoại.
- Phát triển đô thị:
Xây dựng và hình thành mạng lưới thị trấn, thị tứ phân bố hợp lý trên toàn huyện với mục tiêu thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.
Đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 5 thị trấn: thị trấn Hoàn Lão, thị trấn Nông trường Việt Trung, thị trấn Phong Nha, thị trấn Thanh Hà, thị trấn Troóc. Phát triển 6 thị tứ gắn với 6 tiểu vùng kinh tế - sinh thái của huyện: thị tứ Lư a, thị tứ Chánh a, thị tứ Khương Hà, thị tứ Thọ Lộc, thị tứ Nam Cầu Gianh, thị tứ Phú Định.
- Phát triển nguồn nhân lực:
Kết hợp đào tạo tại chỗ với tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo và mời chuyên gia giỏi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ người lao động có tay nghề cao.
Đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ vững mạnh, đủ năng lực giải quyết những vấn đề được đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội:
+ Ổn định quy mô cấp học tiểu học và THCS. Mở rộng giáo dục mầm non, đảm bảo huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phát triển THPT theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục. Tăng cường xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề.
Thực hiện tốt hệ thống chuẩn Quốc gia để tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực bao gồm: Chuẩn về kiến thức, kỹ năng đối với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, các yêu cầu cơ bản về đạo đức, tác phong, trách nhiệm của người học, chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80-85% số trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; 40-45% tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề.
+ Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tăng tuổi thọ bình quân. Thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.
Phấn đấu đến năm 2020, 100% trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc gia; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 8% -10%; 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng hàng năm; tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết còn 0,1%.
+ Bảo tồn và phát triển đa dạng văn hóa dân tộc.
- Phát triển kinh tế vùng:
Tập trung phát triển ở vùng gò đồi phắa Tây thành các vùng chuyên canh nông, lâm nghiệp với các sản phẩm chắnh: cao su, nhựa thông, sắn nguyên liệu, hồ