Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)

Ngày 26/12/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3212/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Bố Trạch đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của huyện có những nội dung chủ yếu sau:

a) Mục tiêu tổng quát

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi tụt hậu, đạt trên mức trung bình của toàn tỉnh ở mọi lĩnh vực; tạo cơ sở nền tảng cho mục tiêu đưa huyện Bố Trạch trở thành một trong những huyện có KT-XH phát triển của tỉnh Quảng Bình.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 ưu tiên như sau: Thương mại - dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân và giai đoạn 2016-2020 đạt 14,1%. + Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 4,5 - 5,0%. + Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân tăng 14,0 - 14,5%.

+ Giá trị các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân 17,0 - 17,5%. + Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 71 triệu đồng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 25,3%, công nghiệp chiếm 30,4% và dịch vụ chiếm 44,3%

+ Sản lượng lương thực năm 2020 đạt 50,6 ngàn tấn. - Về phát triển xã hội:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 0,9%.

+ Đến năm 2020, 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, trong đó 60 - 65% đạt cấp độ 2; có 85 - 90% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

+ Đến năm 2020 có 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 8-10%.

+ Đến năm 2020 có 85% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, 60% làng bản, tiểu khu, cơ quan đơn vị đạt làng văn hóa.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 2 - 3%, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 2 - 3%.

+ Đến năm 2020 có 95% số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

c) Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

- Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản:

+ Nông nghiệp: Ổn định diện tắch đất trồng lúa. Mở rộng vùng thâm canh lúa cao sản ở các xã: Đại Trạch, Trung Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch và thị trấn Hoàn Lão. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt 50,6 ngàn tấn.

Tập trung phát triển cây công nghiệp, nhất là cây cao su, hồ tiêu, sắn nguyên liệu. Phấn đấu đến năm 2020, diện tắch cây cao su đạt 10.000 ha - 11.000 ha, tập trung ở các xã dọc đường Hồ Chắ Minh (nhánh Đông).

Đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng đàn và nâng cao chất lượng đàn với các đối tượng nuôi chủ lực: trâu bò, lợn, gia cầm; đồng thời, chú trọng phát triển các đối tượng nuôi khác như: dê, thỏ, ong, ba ba, ếch. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 45% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ sinh hóa đàn bò đạt 30 - 34%; tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 95%.

+ Lâm nghiệp: Xây dựng và phát triển vốn rừng, bảo vệ, chăm sóc rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, rừng ven biển chống cát bay, cát lấp. Quy hoạch lại rừng trồng, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, làm giàu rừng một cách hợp lý. Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt 81-84%.

+ Thủy sản: Phát triển thủy sản đồng bộ, toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục khai thác thế mạnh về kinh tế biển; tăng cường đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phát triển công nghiệp - xây dựng:

Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế như: công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản... Hình thành các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung gắn với quy hoạch các cụm làng nghề.

- Phát triển các ngành dịch vụ:

Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế của huyện đến năm 2020. Ưu tiên phát triển nhanh ngành du lịch, tạo bước đột phá, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ phát triển đến năm 2020 đạt 17,24%.

- Phát triển cơ sở hạ tầng:

+ Về giao thông: Đến năm 2020, đảm bảo 100% tuyến đường liên xã và 80% đường liên thôn, ngõ xóm được cứng hóa đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Nâng cấp tuyến đường 20 và Cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma thành cửa khẩu chắnh.

+ Hệ thống thủy lợi và đê điều: Tiếp tục nâng cấp các hồ đập hiện có, cải tiến công tác quản lý thủy nông để nâng cao hệ số sử dụng các công trình; hoàn thành kiên cố hóa kênh mương, nhất là các vùng trọng điểm trồng lúa của huyện, đảm bảo 90% trở lên diện tắch lúa được tưới và tưới ẩm cho một số diện tắch cây công nghiệp, cây thực phẩm. Tập trung đầu tư các công trình: hồ Thác Chuối, hồ Ồ Ồ, hồ Khe Sến, hệ thống bơm điện dọc sông Son.

- Hệ thống điện:

Phát triển nguồn điện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chắnh phủ) để đáp ứng nhu cầu phụ tải của vùng.

Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới điện bao gồm đường dây và trạm trung, hạ thế. Xây dựng 2 trạm biến áp 2x25MVA gồm trạm Bắc Đồng Hới - Nam Bố Trạch và trạm Thanh Khê.

- Hệ thống cấp, thoát nước:

Tăng cường quản lý nguồn nước và hệ thống cấp nước. Đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng dự án cấp nước thị trấn Hoàn Lão. Triển khai công trình cấp nước sạch khu du lịch Đá Nhảy, Phong Nha và ở các xã chưa có nước sạch vùng nông thôn, ưu tiên các xã có mật độ dân cư cao và khan hiếm nước như Sơn Lộc, Thượng Trạch

- Về thông tin, truyền thông:

Phát triển viễn thông phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác tìm kiếm, cứu nạn... Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo mật độ điện thoại cố định bình quân đạt 12-15 máy/100 dân, bình quân có 90- 95% số hộ có máy điện thoại.

- Phát triển đô thị:

Xây dựng và hình thành mạng lưới thị trấn, thị tứ phân bố hợp lý trên toàn huyện với mục tiêu thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

Đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 5 thị trấn: thị trấn Hoàn Lão, thị trấn Nông trường Việt Trung, thị trấn Phong Nha, thị trấn Thanh Hà, thị trấn Troóc. Phát triển 6 thị tứ gắn với 6 tiểu vùng kinh tế - sinh thái của huyện: thị tứ Lư a, thị tứ Chánh a, thị tứ Khương Hà, thị tứ Thọ Lộc, thị tứ Nam Cầu Gianh, thị tứ Phú Định.

- Phát triển nguồn nhân lực:

Kết hợp đào tạo tại chỗ với tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo và mời chuyên gia giỏi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ người lao động có tay nghề cao.

Đảm bảo nguồn lao động có chất lượng cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ vững mạnh, đủ năng lực giải quyết những vấn đề được đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội:

+ Ổn định quy mô cấp học tiểu học và THCS. Mở rộng giáo dục mầm non, đảm bảo huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phát triển THPT theo hướng đa dạng hóa các loại hình giáo dục. Tăng cường xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề.

Thực hiện tốt hệ thống chuẩn Quốc gia để tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực bao gồm: Chuẩn về kiến thức, kỹ năng đối với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, các yêu cầu cơ bản về đạo đức, tác phong, trách nhiệm của người học, chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80-85% số trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; 40-45% tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề.

+ Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tăng tuổi thọ bình quân. Thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị y tế, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc gia; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 8% -10%; 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng hàng năm; tỷ lệ người mắc bệnh sốt xuất huyết còn 0,1%.

+ Bảo tồn và phát triển đa dạng văn hóa dân tộc.

- Phát triển kinh tế vùng:

Tập trung phát triển ở vùng gò đồi phắa Tây thành các vùng chuyên canh nông, lâm nghiệp với các sản phẩm chắnh: cao su, nhựa thông, sắn nguyên liệu, hồ tiêu, trang trại chăn nuôiẦ, trong đó cao su là cây chủ lực. Đồng thời phát triển công nghiệp chế biến để giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Phát triển vùng đồng bằng và ven biển trở thành địa bàn chắnh sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại và du lịch, cảng cá, trong đó lấy thị trấn Hoàn Lão làm trung tâm, ưu tiên phát triển tiểu vùng Bắc - Thanh - Mỹ - Hạ thành khu vực động lực của tỉnh ở Nam sông Gianh.

- Đảm bảo quốc phòng, an ninh:

Giải quyết đồng bộ các mục tiêu kinh tế và quốc phòng ngay trong từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động tự bảo vệ mình, tham gia bảo vệ chung một cách vững chắc. Mặt khác, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và cơ quan quân sự trong việc xây dựng, quy hoạch các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống ma túy tội phạm và các tệ nạn xã hội, giảm mạnh tai nạn giao thông và phải được thường xuyên duy trì, trở thành công việc thường xuyên của toàn xã hội.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch đến năm 2025

Luận văn đề xuất một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý CTX NSNN tại huyện Bố Trạch đến năm 2025 như sau:

Thứ nhất, triệt chủ trương, chắnh sách, các định hướng lớn về phát triển KT-

XH của tỉnh, của huyện. Với quan điểm này, việc hoàn thiện quản lý CTX ngân sách phải được xác định đồng bộ từ việc đổi mới cơ chế chắnh sách và kiện toàn hệ thống tài chắnh phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt, UBND huyện cần quán triệt mạnh tinh thần thực hiện Luật NSNN, Luật thực hành tiết kiệm; các văn bản pháp lý; các chủ trương cải cách hành chắnh nhà nước tới các đơn vị dự toán ngân sách.

Thứ hai, trong khuôn khổ phân cấp nhiệm vụ chi phải luôn bám sát các chắnh

sách, định mức, tỉ lệ điều tiết, văn bản của UBND tỉnh và tình hình phát triển KT- XH từng năm của huyện Bố Trạch.

Thứ tư, phải tăng cường sự phối kết hợp giữa các chủ thể quản lý NSNN từ phân cấp nhiệm vụ chi; lập dự toán; phân bổ và giao dự toán; thực hiện dự toán; quyết toán. Đặc biệt là phải tăng cường công tác giám sát, kiểm soát chi qua KBNN.

Thứ năm, hoàn thiện quản lý CTX NSNN phải đi đôi với hoàn thiện bộ máy,

tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy làm công tác quản lý ngân sách. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách huyện

Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ QLNN nói chung và quản lý CTX ngân nói riêng, chắnh quyền huyện phải không ngừng cải cách, hoàn thiện bộ máy quản lý để phù hợp với tình hình KT-XH địa phương và sự phát triển từng ngày của khoa học công nghệ.

Kiểm tra, rà soát để phân công, phân nhiệm lại cho các cơ quản QLNN, tránh tình trạng quản lý chồng chéo một lĩnh vực nhiều cư quản quản lý; tổ chức thống nhất về việc thanh, kiểm tra, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tránh tình trạng nay đoàn này, mai đoàn nọ đến các đơn vị, gây phiền hà và mất thời gian của các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Thực hiện nghiêm túc cải cách hành chắnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp khi đến làm thủ tục, giao dịch; hướng dẫn và hỗ trợ các đối tượng ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nghiệp vụ, các thủ tục QLNN ngay trên mạng không cần phải đến trụ sở cơ quan quản lý như kê khai thuế, đăng ký cấp mã số thuế... giúp người dân tiết kiệm được thời gian, hạn chế tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ quản lý.

Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức quản lý ngân sách là giải pháp quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý CTX ngân sách, bởi lẽ dù cho công nghệ thông tin có phát triển vượt bậc, nó cũng chỉ là công cụ giúp con người quản lý một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn, nhân tố chắnh quyết định đến chất lượng của công việc nhất là công việc quản lý vẫn là đội ngũ quản lý.

Trong tình trạng trình độ của bộ máy quản lý CTX ngân sách, đặc biệt là các cán bộ tuyến xã còn chưa đồng đều mà công tác triển khai thực hiện các chắnh sách, chế độ của nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, điều hành ngân sách là rất phức tạp và luôn thay đổi để phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế, sự phát triển và yêu cầu đổi mới của đất nước, đòi hỏi bộ máy quản lý ngân sách cần phải được thường xuyên tập huấn, trau dồi nâng cao trình độ. Công tác kiện toàn bộ máy, thực hiện tuyển dụng, luân chuyển, cơ cấu, đề bạt cán bộ cũng phải được thực thi đồng bộ.

Việc kiện toàn bộ máy quản lý CTX phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý của từng cán bộ, công chức. Đối với những nhân lực không đủ trình độ theo chuẩn quy định cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt tiêu chuẩn hoặc tuyển dụng công chức mới đảm bảo trình độ theo tiêu chuẩn quy định.

Đối với những cán bộ, công chức quá tuổi cơ cấu chức danh, không đủ trình độ hoặc sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ, thực thi công việc thì cần bố trắ, sắp xếp những công việc hợp lý phù hợp trình độ, vừa tạo tâm thái thoải mái trong việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)