Theo Giáo trình Quản lý học đại cƣơng, Học viện Hành chính Quốc gia: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trƣớc [7].
Theo từ điển thuật ngữ hành chính nhà nƣớc (Học viện chính trị quốc gia) thì: “Quản lý hành chính Nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính từ trung ƣơng đến xã phƣờng, thị trấn, dựa trên cơ sở những quy định của luật pháp do Nhà nƣớc ban hành, có tính chất mệnh lệnh, nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nƣớc”
Từ khái niệm này, ta có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nƣớc hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nƣớc ủy quyền, đƣợc tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy. Quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy là một nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội .
Quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma tuý: là công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc về các vấn đề xã hội. Theo đó, nhà nƣớc có trách nhiệm ban hành các khung pháp lý về việc áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với những đối tƣợng nghiện khác nhau, về phác đồ điều trị cai nghiện, quy trình cai nghiện gồm các biện pháp hỗ trợ ngƣời nghiện để rèn luyện và phục hồi các
yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần để giúp ngƣời nghiện cai nghiện và phòng chống tái nghiện. Ban hành các chế độ chính sách áp dụng cho những ngƣời nghiện và ngƣời làm công tác cai nghiện cũng nhƣ quản lý sau cai nghiện. Đối với ngƣời đã chấp hành xong thời gian cai nghiện tập trung, Nhà nƣớc tiếp tục các chính sách quản lý sau cai nghiện.
Cai nghiện ma tuý là một lĩnh vực của công tác phòng, chống ma tuý, tác động một cách có hệ thống đến đời sống cộng đồng dân cƣ, đến sự phát triển tinh thần và thể chất của đối tƣợng, làm cho đối tƣợng từng bƣớc phục hồi về sức khoẻ, sửa đổi hành vi và thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma tuý. Quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma tuý, đó là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời liên quan đến lĩnh vực cai nghiện ma tuý, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc trong quá trình phát triển. Nắm vững vai trò quản lý nhà nƣớc trong công tác cai nghiện ma tuý là cơ sở để xác định nội dung, hình thức và phƣơng pháp quản lý.
Hoạt động cai nghiện ma túy trên thực tế bao gồm hai giai đoạn
+ Giai đoạn cai nghiện ma túy. Đây là giai đoạn buộc những ngƣời nghiện phải có những can thiệp về y tế hỗ trợ cho việc cắt cơn nghiện và phục hồi sức khỏe. Khi tham gia vào giai đoạn này sự thành công hay thất bại phụ thuốc nhiều vào chính bản thân ngƣời nghiện.
+ Giai đoạn sau cai nghiện. Ngoài vai trò của nhà nƣớc trong quản lý ngƣời cai nghiện còn có sự tham gia của tổ chức và gia đình. Giai đoạn này đòi hỏi các bên cần có sự hỗ trợ hợp tác hiệu quả giúp ngƣời cai nghiện hòa nhập với cộng đồng.
1.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy
Với khái niệm trên đây, có thể thấy quản lý nhà nƣớc cai nghiện ma túy có các đặc trƣng nhƣ
Về chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy là các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Vì ma túy ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến trật tự an toàn xã hội, thậm chí đến an ninh quốc gia, nên chủ thể quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy phải là các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Do tác động “ma thuật” mang tính 2 chiều của ma túy (lợi ích đặc biệt cao của ngƣời cung và nhu cầu khẩn thiết của ngƣời dùng) nên các chủ thể phải tỏ rõ uy lực trực tiếp trong quản lý. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều giao cho Bộ Công an trực tiếp chủ trì và phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc khác thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về cai nghiện ma túy và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về kết quả thực hiện. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong cai nghiện ma túy. Chính quyền các cấp thực hiện quản lý Nhà nƣớc về cai nghiện ma túy tại địa phƣơng, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho ngƣời đã cai nghiện ma túy.
Về cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy
Đó là hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến cai nghiện ma túy. Bên cạnh đó, tình trạng xã hội liên quan đến hoạt động bao gồm trình độ dân trí, ý thức xã hội đƣợc tạo lập trên cơ sở truyền thống, văn hóa, kinh tế, chính trị của quốc gia tại những thời điểm khác nhau và sự tác động của các xu thế quốc tế hóa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…đƣợc xem xét và đánh giá trong quá trình quản lý.
Về khách thể quản lý
Khách thể nhà nƣớc về cai nghiện ma túy rất rộng lớn, liên quan đến các đối tƣợng trực tiếp và gián tiếp sử dụng ma túy và chịu ảnh hƣởng tiêu cực của các hoạt động trên.
Về đối tượng quản lý
Đối tƣợng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy bao gồm các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam có hành vi sử dụng các chất ma túy.
Về mục tiêu quản lý
Về mục tiêu quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy không chỉ ngăn chặn việc sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn hƣớng tới mục tiêu chung của toàn xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội để cai nghiện ma túy có hiệu quả nhằm xây dựng nƣớc Việt Nam phồn thịnh, văn minh, không có tệ nạn ma túy.
1.1.5. Sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy
Trong những năm qua, việc cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách từ văn bản quy phạm pháp luật và chính sách từ văn bản của Đảng đến Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định và Thông tƣ của các bộ ngành. Những văn bản trên cho thấy, Đảng và Nhà nƣớc luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng chống ma tuý, cai nghiện ma tuý. Thông qua một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách rất đầy đủ đã điều chỉnh công tác cai nghiện ma tuý.
Chính hệ thống pháp luật và chính sách nói trên đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, góp phần dần từng bƣớc nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện
ma tuý, đặc biệt tạo điều kiện cho ngƣời nghiện ma tuý đƣợc hƣởng các dịch vụ cai nghiện tập trung và đƣợc tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện.
Quan điểm chủ đạo để triển khai hoạt động xây dựng chính sách pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện phục hồi cho ngƣời nghiện ma tuý đã đƣợc thể hiện cụ thể tại Điều 61 của Hiến pháp 2013 do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, theo đó “…Nhà nƣớc quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm…‟‟. Quy định định này là định hƣớng cơ bản cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện cho ngƣời nghiện ma tuý tại Việt Nam trong những năm qua.
Về tổ chức bộ máy nhà nước
+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất có chức năng ban hành các đạo luật về phòng chống ma túy trong đó có chế định về cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy.
+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất,thực thi quyền hành pháp. Hiện nay chính phủ có thành lập Ủy ban Quốc gia về phòng chống AIDS và phòng chống ma túy,mại dâm. Ủy ban là một tổ chức liên ngành gồm 14 bộ,ngành có chức năng giúp Thủ tƣớng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm.Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm do một phó Thủ tƣớng làm Chủ tịch Ủy ban. Trong cơ cấu của Ủy ban Quốc gia, bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm về tổ chức và quản lý công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Đến nay hệ thống tổ chức và hoạt động trên lĩnh vực cai nghiện đƣợc duy trì theo mô hình 4 cấp từ trung ƣơng đến cơ sở.
Theo hệ thống tổ chức trên từ trung ƣơng đến cấp cơ sở là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy và sau cai nghiện. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội trực thuộc Sở Lao động
Thƣơng binh Xã hội thực hiện chức năng sự nghiệp là tổ chức chữa trị, quản lý, giáo dục những ngƣời nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Hiện nay thành phố Hà Nội có 3 trung tâm thực hiện chức năng cai nghiện bắt buộc trong toàn thành phố.
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các đoàn thể chính trị xã hội cùng phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến các quy định của pháp luật, các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện nhằm giúp mọi tổ chức, mọi cá nhân đều hiểu và nắm rõ những nội dung đó. Thông qua các nội dung tuyên truyền làm cho mọi gia đình, công dân nâng cao nhận thức về pháp luật, về tác hại của tệ nạn ma túy để chủ động và tích cực tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội,nguyên nhân, hậu quả tác hại và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và bản thân chủ động tham gia đấu tranh chống tội phạm ma túy, tổ chức cai nghiện cho những ngƣời nghiện và theo dõi, giúp đỡ, quản lý cho ngƣời sau cai nghiện.
Hoạt động tổng kết, đánh giá trong quá trình thực thi nhiệm vụ cai nghiện ma túy này đƣợc hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành của chủ thể và khách thể quản lý. Đối tƣợng đƣợc xem xét, tổng kết, đánh giá về chỉ đạo, điều hành thực thi các nội dung về cai nghiện là các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở. Ngoài ra còn xem xét vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc phối hợp tổ chức thực hiện. Cơ sở để tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc là tính phù hợp của hệ thống các chính sách đã ban hành, là các chƣơng trình, kế hoạch công tác. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nƣớc còn xem xét, đánh giá các đối tƣợng thụ hƣởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách của nhà nƣớc về cai nghiện. Việc tổng kết, đánh giá sẽ
giúp các cơ quan Nhà nƣớc sửa đổi, điều chỉnh hệ thống chính sách, xây dựng các mô hình, các kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với công tác cai nghiện ma túy.
Để đánh giá hiệu quả của công tác này hiện nay chúng ta đã có bộ chỉ số đánh giá thông qua các tiêu chí nhƣ sau
- Ý thức chấp hành của đối tƣợng sau khi đƣợc cai nghiện và trải qua thời gian quản lý sau cai nghiện, nhận thức đƣợc các hành vi của mình là sai pháp luật, sai với các chuẩn mực đạo đức và có những sự điều chỉnh trong hành vi của minh.
- Tội phạm về ma túy giảm: theo thống kê thì phần lớn các con nghiện đều tham gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy. Chúng thực hiện các hoạt động này vừa để có tiền phục vụ các nhu cầu cá nhân, đồng thời phục vụ chính nhu cầu sử dụng chất ma túy của mình. Nhƣ vậy, việc sử dụng chất ma túy và các hoạt động liên quan đến tội phạm ma túy có liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc làm giảm tỉ lệ ngƣời nghiện cũng chính là góp phần làm giảm tội phạm về ma túy.
- Giảm tổn thất kinh tế : trung bình một ngƣời nghiện một ngày sử dụng khoảng 100.000 đ để mua thuốc, mà phần lớn số tiền này không phải tự họ làm ra mà do gia đình cung cấp hoặc do phạm pháp mà có. Vì vậy, một ngƣời đƣợc cai nghiện là giảm đi một phần tổn thất kinh tế cho xã hội.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS giảm : HIV/AIDS lây qua 3 con đƣờng: đƣờng máu, quan hệ tình dục, mẹ sinh ra con. Trong đó quá trình tiêm chích ma túy, các đối tƣợng nghiện thƣờng dùng chung kim tiêm mà không biết ngƣời nào bị nhiễm HIV/AIDS . Vì vậy, trong nhóm nghiện hít tiêm chích ma túy, chỉ cần một ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS thì cả nhóm có nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, trong số ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS thì 70% là do tiêm chích ma túy ( Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy - Trần Văn
Luyện). Do đó, việc làm giảm số ngƣời nghiện cũng chính là làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS.
1.2. Nội dung và hình thức QLNN về cai nghiện ma túy
1.2.1. Nội dung QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy
Để đạt mục tiêu cai nghiện ma túy ở mỗi quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt động bao gồm: Xây dựng thể chế, chính sách về cai nghiện ma túy; Tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy; Hợp tác giữa các địa phƣơng, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể và nhân dân. Trên cơ sở đó, những nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện đƣợc cụ thể nhƣ sau[10]:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma tuý; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
- Ban hành các khung pháp luật, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm dƣới luật về quản lý cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện.
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
- Xây dựng, hƣớng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, đào tạo tƣ vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ ngƣời đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện.
- Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý để hỗ trợ cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
- Hƣớng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý.
- Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, tiền chất, thuốc hƣớng thần sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó.