Sự cần thiết của QLNN về cai nghiệnma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Trong những năm qua, việc cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách từ văn bản quy phạm pháp luật và chính sách từ văn bản của Đảng đến Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định và Thông tƣ của các bộ ngành. Những văn bản trên cho thấy, Đảng và Nhà nƣớc luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác phòng chống ma tuý, cai nghiện ma tuý. Thông qua một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách rất đầy đủ đã điều chỉnh công tác cai nghiện ma tuý.

Chính hệ thống pháp luật và chính sách nói trên đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, góp phần dần từng bƣớc nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện

ma tuý, đặc biệt tạo điều kiện cho ngƣời nghiện ma tuý đƣợc hƣởng các dịch vụ cai nghiện tập trung và đƣợc tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Quan điểm chủ đạo để triển khai hoạt động xây dựng chính sách pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện phục hồi cho ngƣời nghiện ma tuý đã đƣợc thể hiện cụ thể tại Điều 61 của Hiến pháp 2013 do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, theo đó “…Nhà nƣớc quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm…‟‟. Quy định định này là định hƣớng cơ bản cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện cho ngƣời nghiện ma tuý tại Việt Nam trong những năm qua.

Về tổ chức bộ máy nhà nước

+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất có chức năng ban hành các đạo luật về phòng chống ma túy trong đó có chế định về cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy.

+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất,thực thi quyền hành pháp. Hiện nay chính phủ có thành lập Ủy ban Quốc gia về phòng chống AIDS và phòng chống ma túy,mại dâm. Ủy ban là một tổ chức liên ngành gồm 14 bộ,ngành có chức năng giúp Thủ tƣớng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm.Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,mại dâm do một phó Thủ tƣớng làm Chủ tịch Ủy ban. Trong cơ cấu của Ủy ban Quốc gia, bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm về tổ chức và quản lý công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Đến nay hệ thống tổ chức và hoạt động trên lĩnh vực cai nghiện đƣợc duy trì theo mô hình 4 cấp từ trung ƣơng đến cơ sở.

Theo hệ thống tổ chức trên từ trung ƣơng đến cấp cơ sở là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy và sau cai nghiện. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội trực thuộc Sở Lao động

Thƣơng binh Xã hội thực hiện chức năng sự nghiệp là tổ chức chữa trị, quản lý, giáo dục những ngƣời nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Hiện nay thành phố Hà Nội có 3 trung tâm thực hiện chức năng cai nghiện bắt buộc trong toàn thành phố.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các đoàn thể chính trị xã hội cùng phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến các quy định của pháp luật, các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện nhằm giúp mọi tổ chức, mọi cá nhân đều hiểu và nắm rõ những nội dung đó. Thông qua các nội dung tuyên truyền làm cho mọi gia đình, công dân nâng cao nhận thức về pháp luật, về tác hại của tệ nạn ma túy để chủ động và tích cực tiếp nhận công tác cai nghiện ma túy làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội,nguyên nhân, hậu quả tác hại và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và bản thân chủ động tham gia đấu tranh chống tội phạm ma túy, tổ chức cai nghiện cho những ngƣời nghiện và theo dõi, giúp đỡ, quản lý cho ngƣời sau cai nghiện.

Hoạt động tổng kết, đánh giá trong quá trình thực thi nhiệm vụ cai nghiện ma túy này đƣợc hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành của chủ thể và khách thể quản lý. Đối tƣợng đƣợc xem xét, tổng kết, đánh giá về chỉ đạo, điều hành thực thi các nội dung về cai nghiện là các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở. Ngoài ra còn xem xét vai trò, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc phối hợp tổ chức thực hiện. Cơ sở để tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc là tính phù hợp của hệ thống các chính sách đã ban hành, là các chƣơng trình, kế hoạch công tác. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nƣớc còn xem xét, đánh giá các đối tƣợng thụ hƣởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách của nhà nƣớc về cai nghiện. Việc tổng kết, đánh giá sẽ

giúp các cơ quan Nhà nƣớc sửa đổi, điều chỉnh hệ thống chính sách, xây dựng các mô hình, các kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với công tác cai nghiện ma túy.

Để đánh giá hiệu quả của công tác này hiện nay chúng ta đã có bộ chỉ số đánh giá thông qua các tiêu chí nhƣ sau

- Ý thức chấp hành của đối tƣợng sau khi đƣợc cai nghiện và trải qua thời gian quản lý sau cai nghiện, nhận thức đƣợc các hành vi của mình là sai pháp luật, sai với các chuẩn mực đạo đức và có những sự điều chỉnh trong hành vi của minh.

- Tội phạm về ma túy giảm: theo thống kê thì phần lớn các con nghiện đều tham gia vào các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy. Chúng thực hiện các hoạt động này vừa để có tiền phục vụ các nhu cầu cá nhân, đồng thời phục vụ chính nhu cầu sử dụng chất ma túy của mình. Nhƣ vậy, việc sử dụng chất ma túy và các hoạt động liên quan đến tội phạm ma túy có liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc làm giảm tỉ lệ ngƣời nghiện cũng chính là góp phần làm giảm tội phạm về ma túy.

- Giảm tổn thất kinh tế : trung bình một ngƣời nghiện một ngày sử dụng khoảng 100.000 đ để mua thuốc, mà phần lớn số tiền này không phải tự họ làm ra mà do gia đình cung cấp hoặc do phạm pháp mà có. Vì vậy, một ngƣời đƣợc cai nghiện là giảm đi một phần tổn thất kinh tế cho xã hội.

- Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS giảm : HIV/AIDS lây qua 3 con đƣờng: đƣờng máu, quan hệ tình dục, mẹ sinh ra con. Trong đó quá trình tiêm chích ma túy, các đối tƣợng nghiện thƣờng dùng chung kim tiêm mà không biết ngƣời nào bị nhiễm HIV/AIDS . Vì vậy, trong nhóm nghiện hít tiêm chích ma túy, chỉ cần một ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS thì cả nhóm có nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, trong số ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS thì 70% là do tiêm chích ma túy ( Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy - Trần Văn

Luyện). Do đó, việc làm giảm số ngƣời nghiện cũng chính là làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)