Những giá trị tham khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Qua nghiên cứu mô hình và phƣơng thức cai nghiện ma túy ở Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Thanh Hóa tác giả thấy mô hình cai nghiện rất có những thành công và khá phù hợp với thực tiễn áp dụng nhân rộng .Cụ thể:

Áp dụng mô hình cai nghiện ma túy giống mô hình của Tuyên Quang góp phần giảm chi phí bình quân mô hình cai nghiện 3 giai đoạn thấp hơn nhiều so với cai nghiện tập trung tại Trung tâm. Chi phí cai nghiện bình quân cho 1 ngƣời nghiện/lần cai là 927.000 đồng; đẩy mạnh công tác cai nghiện tại cộng đồng và đƣợc hỗ trợ tƣ vấn tạo việc làm phòng ngừa tái nghiện do cơ quan Công an và Y tế quản lý, cai nghiện tại gia đình, với các hình thức hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ có sự giám sát và quản lý của cơ quan Công an và các đoàn thể xã hội. Bên cạnh đó, cần học hỏi kinh nghiệm xã hội hóa công tác cai nghiện, khuyến khích các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động cai nghiện phục hồi để tăng nâng cao hiệu quả, chất lƣợng và số lƣợng cai nghiện.

Công tác sau cai nghiện là hết sức cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tái nghiện, đây đƣợc coi là một thành công bƣớc đầu của thành phố Hồ Chí Minh thông qua các chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách dạy nghề và các hoạt động hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời sau cai nghiện. Ngƣời nghiện có quyền lựa chọn 1trong 4 phƣơng án thành phố đƣa ra về các vị trí việc làm. Đây là sự cam kết của thành phố với những ngƣời nghiện sẽ có cơ hội làm việc và có thể nuôi sống chính bản thân.

Bên cạnh đó, mô hình cai nghiện tại công đồng của Thanh Hóa giúp ngƣời nghiện duy trì đƣợc sự liên kết với gia đình nhƣng vẫn đảm bảo tham gia đầy đủ quá trình trị liệu. Các cơ sở ý tế xã, phƣờng đóng vai trò quan trọng về chuyên môn chữa trị và gia đình đóng vai trò về tinh thần đối với họ.

Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu để áp dụng kết hợp mô hình cai nghiện của Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa vào mô hình chuẩn chung thực hiện tại các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, nhằm đƣa công tác cai nghiện ma túy đạt hiệu quả cao nhất và giảm tỷ lệ tái nghiện ở mức tối thiểu nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Nhằm ngăn ngừa những tác hại của ma tuý công tác cai nghiện ma túy cần có sự quan tâm và đâu tƣ hơn nữa. Công tác này không chỉ là trách nhiệm của riêng ai,trƣớc hết quan là vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy trong tình hình mới, chúng ta cần hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nƣớc, đồng thời cần xác định rõ nội dung, hình thức, phƣơng pháp quản lý các đối tƣợng liên quan trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Với tinh thần đó, Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu và rút ra một số kết quả trực tiếp nhƣ sau:

1/ Luận văn đã phân tích làm rõ khái niệm ma túy và tác hại của ma túy, quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy;

2/ Luận văn cũng phân tích làm sáng tỏ nội dung của quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy và các chủ thể của quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy.

3/ Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nƣớc, luận văn đã chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy tạo tiền đề cho những nghiên cứu tại chƣơng 2 và chƣơng 3

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)