Về hệ thống chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60 - 70)

Hệ thống văn bản quản lý Nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy gồm có Luật phòng chống ma túy (năm 2013) và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cai nghiện ma túy đã từng bƣớc đƣợc hoàn chỉnh và từng bƣớc phù hợp với yêu cầu của thực tế, đúng thẩm quyền ban hành và đảm bảo tính pháp lý góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại huyện Gia Lâm. Đặc biệt là từ khi Luật phòng chống ma túy ra đời (năm 2013) đã tạo khung pháp lý ổn định, vững chắc để bắt đầu triển khai công tác tổ chức cai nghiện cho ngƣời nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện cho những ngƣời đã đƣợc cai nghiện ma túy. Các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng từng bƣớc đƣợc cụ thể, hoàn chỉnh và đi vào thực hiện. Hệ thống các văn bản pháp luật đã đƣa ra nhiều hình thức và biện pháp cai nghiện để áp dụng cho nhiều loại đối tƣợng nghiện khác nhau.

Trƣớc khi có Luật phòng chống ma túy (2013) thì thẩm quyền xét và ra quyết định để đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là thuộc cấp Thành phố. Sau khi có Luật phòng chống ma túy thì thẩm quyền này đã đƣợc giao về cho cấp huyện (Hội đồng Tƣ vấn huyện là cơ quan giúp việc và Chủ tịch UBND

huyện là ngƣời đƣa ra quyết định). Điều này đã giúp cho các huyện chủ động hơn trong công tác đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện tập trung, góp phần nâng tỉ lệ đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện.

Do đó Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcvà Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồnglà bƣớc đột phá trong hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động cai nghiện ma túy. Và tinh thần này đã đƣợc luật hóa vào Luật phòng chống ma túy ra đời (năm 2013) đã đƣợc Quốc hội thông qua.

Tham mƣu UBND huyện tổ chức tổng kết công tác phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS năm 2016, triển khai thực hiện kế hoạch công tác năm 2017; kế hoạch về thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện năm 2017; kế hoạch tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ năm 2017; kế hoạch thực hiện đợt cao điểm tập trung trấn áp các loại tội phạm và TNXH đảm bảo ANCT, bảo đảm TTATXH trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017…

Tiếp tục tham mƣu UBND huyện triển khai thực hiện kế hoạch về tăng cƣờng quản lý, xử lý vi phạm liên quan đến “bóng cƣời”, “shisha”, “cỏ mỹ”, “tem giấy”; Tham mƣu BCĐ phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; đặc biệt là xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tháng cao điểm phòng chống tệ nạn ma túy; hƣởng ứng ngày thế giới và ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6.

Chỉ đạo các phòng, ngành, đoàn thể huyện, BCĐ các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện chỉ thị số 29 của Thành uỷ, Chỉ thị số 20 của Huyện uỷ về tăng

cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, thực hiện các mô hình phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS nhƣ “Phòng chống ma tuý từ gia đình”, “trường học không có ma tuý”, “tổ phụ nữ 2 không 1 có”.v.v...

Lực lƣợng Công an huyện xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch Triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và mở đợt cao điểm tập trung tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm (từ ngày 01/6/2017 đến 31/8/2017)…Thực tế ở huyện Gia Lâm và ở nhiều địa phƣơng khác cho thấy, nếu sau thời gian cai nghiện đƣợc tiếp tục quản lý chặt chẽ, đƣợc tƣ vấn, dạy nghề tạo việc làm có thu nhập ổn định, đƣợc sống trong môi trƣờng trong sạch không có ma túy thì tỉ lệ tái nghiện giảm rõ rệt.

Hệ thống các quy định trên của nhà nƣớc, Đảng bộ Thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm đã tạo ra sự phù hợp với nhu cầu thực tế về việc thực hiện công tác cai nghiện và sau cai nghiện của các địa phƣơng. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về cai nghiện và sau cai nghiện vẫn còn một số bất cập nhƣ sau

Về từ ngữ và tên gọi, theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay gồm có

- Cơ sở chữa bệnh: theo Luật xử lý vi phạm hành chính (năm 2012) là cơ sở của Nhà nƣớc có chức năng tiếp nhận quản lý, giáo dục, chữa bệnh cho ngƣời bán dâm, ngƣời nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

- Cơ sở cai nghiện ma túy : theo Luật phòng chống ma túy (năm 2013) là cơ sở của nhà nƣớc có chức năng tiếp nhận, quản lý, giáo dục, cai nghiện cho ngƣời nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tục đi cai nghiện còn rƣờm ra, phức tạp: theo quy định Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định

chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong đó quy định về thủ tục đƣa ngƣời bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh là Chủ tịch UBND cấp xã nơi ngƣời đó cƣ trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch UBND cấp huyện ra quết định cho ngƣời đi cai nghiện thời gian là 30 ngày. Công an xã/ thị trấn lấy ý kiến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện lại giao hồ sơ cho Thủ trƣởng cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội cùng cấp rồi Thủ trƣởng cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội cùng cấp phối hợp với Thủ trƣởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng tƣ vấn. Thƣờng trực Hội đồng tƣ vấn có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và gửi Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và quyết định việc đƣa vào cơ sở chữa bệnh.

Nhƣ vậy theo quy trình trên, trong thời gian 30 ngày cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cần thiết ra quyết định cho ngƣời nghiện đi cai nghiện. Để đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện phải qua nhiều khâu trung gian thẩm định, xét duyệt hồ sơ. Sự chậm trễ, nhiều thủ tục trung gian đã dẫn đến thực tế có ngƣời phải chờ đến 3 tháng mới có quyết định chấp hành đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm. Chính vì vậy, có trƣờng hợp có ngƣời nghiện ma túy mới sử dụng lần đầu đã bị phát hiện, họ đƣợc giáo dục tại gia đình và cộng đồng nên họ tự giác đi cai nghiện tại gia đình và đã cắt đƣợc cơn nghiện. Nhƣng đến khi chấp hành quyết định họ vẫn phải đi cai nghiện tập trung ở trung tâm và vẫn phải thực hiện quy trình cắt cơn nhƣ những ngƣời khác. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý phản ứng không tích cực của ngƣời nghiện trong thời gian cai nghiện tại trung tâm.

Quy định không đƣa vào cơ sở chữa bệnh đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên trong thời hạn 2 năm tái nghiện kể từ ngày chấp hành

xong quyết định đƣa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định “ Không áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh những đối tƣợng sau... Ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên trong thời hạn 2 năm lại tái nghiện từ ngày đã chấp hành quyết định đƣa vào cơ sở chữa bệnh.”. Theo quy định này, nếu ngƣời đã cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng mà tái nghiện trở lại thì phải đến 2 năm sau mới bắt họ cai nghiện bắt buộc tại trung tâm.Đây là quy định không hợp lý, bất cập trong thực tiễn bởi vì ngƣời tái nghiện ma túy nhƣng vẫn không bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc chỉ vì lý do đã cai nghiện ở trung tâm cai nghiện là không phù hợp. Thời gian đó là quá dài, có những ngƣời sau khi ở trung tâm cai nghiện về tái nghiện luôn nhƣng phải chờ 2 năm sau mới đủ điều kiện đƣa lại các trung tâm. Theo tình hình thực tế thì phần lớn các đối tƣợng đã cai nghiện tại trung tâm về đều tái nghiện. Do đó, quy định đã gây khó khăn cho các địa phƣơng trong việc lập hồ sơ và đƣa các đối tƣợng nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung. Đây là sự quan tâm lớn nhất của các địa phƣơng trong cả nƣớc và đang kiến nghị để sửa đổi trong thời gian tới.

Ngƣời nghiện ma túy đƣợc đƣa vào cai nghiện bắt buộc có tỉ lệ không nhỏ từng có tiền án, tiền sự, có đối tƣợng thuộc loại côn đồ, hung hãn trong thời gian tại trung tâm luôn thể hiện bản tính “anh, chị” nhƣng pháp luật chƣa có quy định để xử lý những loại đối tƣợng này. Đến Luật mới ra đời thì mới có quy định những đối tƣợng này phải chuyển cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng.

Theo quy định hiện nay những ngƣời đã có quyết định đƣa vào cơ sở chữa bệnh sẽ đƣợc hoãn thi hành trong các trƣờng hợp sau

-Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện cấp Huyện trở lên.

-Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp Huyện trở lênhoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dƣới 36 tháng tuổi, có đơn đề nghị đƣợc

UBND cấp xã nơi ngƣời đó cƣ trú hoặc nơi ngƣời đó bị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật xác nhận.

Nếu chỉ giải quyết hoãn chấp hành cho 2 trƣờng hợp trên thì chƣa đƣợc thỏa đáng, vì trong thực tế có nhiều trƣờng hợp gia đình họ đang gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nhƣ bị thiên tai, hỏa hoạn, ngƣời thân đang bị đau ốm nặng mà ngoài ngƣời đó ra không có ai là lao động để nuôi sống gia đình, khắc phục những hậu quả nêu trên. Những trƣờng hợp này cũng cần phải đƣợc hoãn chấp hành quy định.

Hệ thống chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác cai nghiện và người đi cai nghiện:

Đối với đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động cai nghiện

Trên cơ sở các hình thức cai nghiện, nguồn nhân lực tham gia vào công tác cai nghiện ma túy của huyện Gia Gia Lâm một mặt dựa vào lực lƣợng trực tiếp tại địa phƣơng mặt khác thực hiện theo chế độ cai nghiện chung trong toàn thành phố Hà Nội. Trên địa bàn huyện không có trung tâm cai nghiên ma túy vì vậy các đối tƣợng cai nghiện bắt buộc sẽ đƣợc gửi vào một trong ba trung tâm tập trung của thành phố Hà Nội. Trong đó, Thành phố Hà Nội năm 2015 đã thành lập Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội số 6. Đây là trung tâm cai nghiện tự nguyện đầu tiên trên đại bàn thành phố. Bên cạnh đó toàn thành phố còn có 2 Cơ sở cai nghiên bắt buộc. Những cán bộ nhân viên của cơ sở cai nghiện thành phố sẽ đƣợc hƣởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật nói chung và chính sách của thành phố Hà Nội nói riêng.

Ngoài lƣơng ngạch bậc hiện hƣởng theo quy định thì cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sởcai nghiện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội còn đƣợc hƣởng khoản phụ cấp theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và ngƣời lao động làm việc

tại các cơ sở quản lý ngƣời nghiện ma túy. Theo đó, Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý ngƣời nghiện ma túy, ngƣời sau cai nghiện ma túy ngoài đƣợc hƣởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/ngƣời/tháng còn đƣợc phụ cấp ƣu đãi về y tế với các mức từ 30% đến 70%; đƣợc phụ cấp về ƣu đãi giáo dục từ 25% đến 50% trên mức lƣơng theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hƣởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có) và đƣợc áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc theo chức danh; tiêu chuẩn, nội dung công việc và địa bàn làm việc. Mỗi công chức, viên chức chỉ đƣợc hƣởng một loại phụ cấp ƣu đãi theo nghề với mức phụ cấp ƣu đãi cao nhất.

Bảng 2.4: Theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP

Các loại phụ cấp

Ngƣời thƣờng xuyên trực tiếp tiếp xúc với ngƣời đang cai nghiện ma túy tại trung tâm

Ngƣời không thƣờng xuyên trực tiếp tiếp xúc với ngƣời đang cai nghiện tại trung tâm

Phụ cấp đặc thù 500.000đ/ngƣời/tháng 400.000đ/ngƣời/tháng Phụ cấp trách

nhiệm

0.2 0.1

Phụ cấp khu vực 0.1 0.1

Ghi chú : Hệ số phụ cấp trách nhiệm khu vực tính theo mức lương tối thiểu (Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)

Năm 2012, UBND thành phố Hà Nội đã cóCông văn số 461/HĐND ngày 07/11/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thống nhất quy định chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tƣợng trong cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các trung tâm quản lý sau cai nghiện của Thành phố Hà Nội qua đó định mức hƣởng phụ cấp cho cán

bộ, viên chức làm việc tại trung tâm với các loại phụ cấp và mức hƣởng theo bảng 2.5.

Bảng2.5: Theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP( đã được điều chỉnh theo khả năng ngân sách của địa phương)

Các loại phụ cấp

Ngƣời thƣờng xuyên trực tiếp tiếp xúc với ngƣời đang cai nghiện

ma túy tại trung tâm

Ngƣời không thƣờng xuyên trực tiếp tiếp xúc với ngƣời đang cai

nghiện tại trung tâm

Phụ cấp ƣu đãi 70% 50% Phụ cấp đặc thù 2.0 1.5 Phụ cấp trách nhiệm 0.2 0.1 Phụ cấp khu vực 0.1 0.1

(Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm)

 Ghi chú

-Mức phụ cấp ƣu đãi (%) tính trên ngạch lƣơng hiện hƣởng và phụ cấp chức vụ (nếu có).

-Các mức phụ cấp còn lại tính theo hệ số lƣơng tối thiểu

Nhìn chung chế độ chính sách cho đội ngũ làm công tác quản lý các đối tƣợng cai nghiện ma túy và sau cai nghiện tại cơ sở cai nghiện trên đại bàn huyện Gia Lâm đã từng bƣớc đƣợc nâng lên đang kể, có cao hơn so với một số quận, huyện khác. Điều đó đã phần nào động viên sự làm việc của đội ngũ cán bộ viên chức trong điều kiện khó khăn và phức tạp.

Về công tác đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng tham gia vào công tác cai nghiện tại đại phƣơng, huyện Gia Lâm đã thực hiện Kế hoạch số 2404/KH- SLĐTBXH ngày 11/8/2017 của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội; Công văn số 343/CV-PCTNXH-QLNVTVTT ngày 05/9/2017 của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội về “Chƣơng trình đào tạo cơ bản dành cho cán

bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực điều trị và cai nghiện ma túy tại xã, phƣờng, thị trấn của thành phố Hà Nội. Qua đó, các cán bộ, xã, thị trấn 100% đƣợc tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ trong công tác cai nghiện ma túy đặc biệt là cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở.

Đối với ngƣời cai nghiện ma túy và sau cai nghiện

Đối với ngƣời cai nghiện ma túy: Chế độ chính sách cho ngƣời nghiện đƣợc đƣa đi cai nghiện cũng đƣợc nâng lên theo thời gian trong địa bàn đã thực hiện các định mức về tiền ăn và tiền học nghề đều đảm bảo theoquy định, góp phần thuận lợi trong công tác cai nghiện.

Theo quy định ngƣời cai nghiện ma túy phải nộp tiền ăn từ tháng 13 trở đi nhƣng ngân sách huyện hỗ trợ đƣợc hoàn toàn tiền ăn trong thời gian cai nghiện tại cơ sở, còn nếu thu đƣợc thì đƣa vào nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc quản lý đối tựợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60 - 70)